Nuôi tôm nước tĩnh cải thiện môi trường, hiệu quả cao
Ông Phạm Văn Dũng, Trưởng ấp Cái Ngang, xã Ðịnh Bình, cho biết: “Nuôi tôm sú theo cách truyền thống nhiều năm nay ngày càng giảm năng suất do môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, cuộc sống nông dân ngày càng khó khăn.
Nguyên nhân một phần do định kỳ sên sình hằng năm nên quá trình nuôi bị gián đoạn, có khi 4 - 5 tháng không có tôm bán”.
Nông dân tổ hợp tác trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm qua mô hình nuôi tôm nước tĩnh cho hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, ô nhiễm từ sên sình kéo theo phèn, mùn bã dưới đáy kinh, mương được đưa lên, khi trời mưa tuột xuống ao nuôi trở lại, làm cho tôm nuôi bị sốc và chết.
Ðồng thời, nguồn xả thải của các hộ nuôi tôm công nghiệp khi bị nhiễm bệnh cũng gây ra ô nhiễm môi trường vùng nuôi nghiêm trọng.
Thực hiện mô hình nuôi tôm nước tĩnh, nông dân không áp dụng biện pháp sên sình mà thay vào đó là sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ, cộng với nguồn con giống chất lượng, sạch bệnh, thả có quản lý về số lượng, mật độ nuôi… nên hạn chế đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội Thuỷ sản xã Ðịnh Bình, cho biết: “Khi cải tạo ao nuôi, ban đầu phơi mặt trảng thông thoáng kết hợp bón phân DAP với liều lượng 5 kg/công.
Khi cấp nước cho ao nuôi, nước có màu rất tốt, khi thả tôm thì rất mau lớn, chỉ 110 ngày tôm đạt 32 - 35 con/kg; trong khi người dân không thực hiện theo mô hình thì tôm chỉ đạt 39 - 40 con/kg”.
Do không sên sình, cùng với kết hợp dùng phân DAP gây màu nước, thức ăn tự nhiên cho tôm, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý đáy góp phần ổn định môi trường ao nuôi.
Ðặc biệt, mô hình này không thay nước, xổ ra và lấy vào như cách nuôi trước đây, chỉ cấp vào ao nuôi khi con nước lớn và luôn giữ mực nước trên mặt trảng từ 0,5 m trở lên.
Hiệu quả cao
Từ việc gia cố bờ vuông chắc chắn, đảm bảo không bị rò rỉ, thất thoát nước nên việc giữ mực nước trong vuông tôm được 12 hộ liền kề trong Tổ hợp tác Nuôi tôm quảng canh cải tiến ấp Cái Ngang thực hiện đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.
Ngoài ra, màu nước trong vuông tôm luôn ổn định nên tôm lớn nhanh, đạt đầu con và cho năng suất cao.
Tổ trưởng Tổ hợp tác Nuôi tôm quảng canh cải tiến ấp Cái Ngang Hồ Văn Bình cho biết: “Trước kia, thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến phải tốn chi phí thức ăn, thuốc, hoá chất cao, thu nhập cũng cao, với năng suất đạt 600 kg/ha/6 tháng nuôi.
Nhưng với nuôi tôm nước tĩnh, không tốn tiền thức ăn, thả giống cũng ít lại.
Hiện tại mỗi tổ viên thu hoạch mỗi con nước trên 10 triệu đồng”.
Chủ tịch Hội Thuỷ sản xã Tân Thành Nguyễn Thanh Hùng tổng kết: “Tổ hợp tác Nuôi tôm sú quảng canh nước tĩnh ở ấp 6, xã Tân Thành có 33 tổ viên với 52,1 ha.
Hơn 10 tháng thực hiện, qua 4 đợt thả giống với 820.000 con, tổng thu của tổ là 1,113 tỷ đồng, trừ chi phí 135 triệu đồng, còn lãi trên 997 triệu đồng”.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Ðịnh Bình Lê Ngọc n cho biết: “Nhiều nông dân trong xã đến tham quan, tìm hiểu cách làm và mạnh dạn nuôi tôm theo cách thức này đều cho hiệu quả cao.
Từ đó, nông dân đang có kế hoạch thành lập tổ để liên kết với Công ty Tôm giống Dương Hùng thực hiện mô hình trong thời gian tới”.
Về phía Hội Thuỷ sản TP Cà Mau, ông Ngô Hoàng Sơn, Chủ tịch hội, nhận định: “Hội đang vận động hội viên thành lập tổ hợp tác thực hiện mô hình này để từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân”.
Lưu ý đối với mô hình nuôi tôm nước tĩnh:
Bơm nước vào vuông nuôi đến khi mực nước đạt theo yêu cầu (từ 50 cm trở lên).
Sau 3 - 5 ngày cấp nước, kiểm tra các yếu tố môi trường đạt yêu cầu thì mới thả giống, nếu không đạt thì dùng vôi xử lý cho các chỉ tiêu môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp: pH 7.5 - 8.5%o, độ kiềm 80 - 160 mg/l; độ trong 40 - 50 cm.
Mật độ thả 2 con/m2 ở lần đầu tiên, sau thời gian 1 - 1,5 tháng thả dặm 1 con/m2.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ