Tin thủy sản Tại sao hoạt động sản xuất tôm quy mô nhỏ, nuôi tôm trong bể lại gia tăng?

Tại sao hoạt động sản xuất tôm quy mô nhỏ, nuôi tôm trong bể lại gia tăng?

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 17/10/2020

Tại sao hoạt động sản xuất tôm quy mô nhỏ, nuôi tôm trong bể lại gia tăng?

Sự thích thú đối với các hệ thống sản xuất chăn nuôi tôm trong bể đã gia tăng trong những năm gần đây ở Bắc Mỹ và Châu Âu, trong khi loại hình hoạt động chăn nuôi tôm trong bể này cũng đang tăng dần sức thu hút đối với các khu vực nhiệt đới.

Điều này tạo nên tính hợp lý về mặt tài chính đối với những người chăn nuôi tôm quy mô nhỏ nhằm mục đích bán tôm lớn hơn 20 g. Ảnh: Nuôi trồng thủy sản RDM

Các yếu tố thúc đẩy xu hướng này bao gồm sự gần gũi với thị trường và khả năng cung cấp sản phẩm tươi sống cho người tiêu dùng. Chiến lược này làm giảm nhu cầu đối với chuỗi những người trung gian cung cấp thực phẩm lạnh cho cả những khu vực phát triển và kém phát triển hơn. Những vấn đề đặt ra về sự sẵn có của các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất và nước (trong trường hợp này là nước lợ hoặc nước mặn) cũng đã làm dấy lên sự hứng thú đối với hoạt động chăn nuôi tôm trong bể ở các khu vực nhiệt đới. Thiếu đất để sản xuất chăn nuôi tôm trong ao là một vấn đề thực tế đang xảy ra ở nhiều quốc gia nơi mà ở đó có các điều kiện khác phù hợp với hoạt động chăn nuôi tôm.

Đối với cả hai vùng ôn đới và vùng nhiệt đới thì các tòa nhà có thể được trang bị thêm những bộ phận mới tùy theo các mục đích sử dụng khác nhau, nhưng hệ thống phân phối và ổ cắm điện phải được nâng cấp sao cho phù hợp với điều kiện ngoài trời và với các mạch ngắt sự cố rò rỉ điện nối xuống đất. Sàn nhà có thể được lót đơn giản bằng cát sỏi hoặc bê tông có rãnh thoát nước, nhưng ở các khu vực ôn đới thì các vách tường và trần nhà phải cách nhiệt tốt. Thông gió đầy đủ cũng rất quan trọng trong việc giảm thiệt hại do nấm mốc và độ ẩm. Ở các vùng nhiệt đới thì không nhất thiết phải xây dựng một tòa nhà nhưng khu vực chăn nuôi phải đảm bảo an toàn và bảo vệ vật nuôi khỏi các yếu tố môi trường.

Khi xem xét hoạt động chăn nuôi tôm trong hệ thống bể nuôi thì cả haếu tố kỹ thuật và kinh tế phải được giải quyết. Nhiều cấu hình chức năng vẫn tồn tại nhưng khả năng sinh lời phụ thuộc vào chi phí vốn, chi phí vận hành, tỷ lệ sống sót và tốc độ tăng trưởng cũng như điều kiện thị trường. Những lựa chọn trang thiết bị và chuyên môn quản lý ảnh hưởng đến cả tính khả thi về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế. Ở Bắc Mỹ, một số hoạt động nuôi trồng thành công có quy mô cực kỳ hạn chế, trong khi đó ở châu Âu, việc đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô dường như là một vấn đề hệ trọng hơn. Để có thể cạnh tranh ở Châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều khu vực khác thì hầu hết các nhà sản xuất quy mô nhỏ cần phải đưa ra một sản phẩm có lợi nhuận tương đối lớn (trọng lượng trung bình> 20g).

Công bằng mà nói thì hoạt động chăn nuôi tôm trong bể không phải là một khái niệm mới mẻ gì. Năm 2004, Baron-Sevilla và các đồng nghiệp đã công bố kết quả từ các cuộc thử nghiệm chăn nuôi tôm trong hệ thống tuần hoàn (RAS) nước mặn. Hệ thống của họ có tổng dung tích là 11 m3, trong đó có khoảng một nửa dung tích là trong bể nuôi. Sau năm tháng, họ thu hoạch được ít hơn 10 kg/m3. Để biết chi tiết, xem: Ciencias Marinas (2004), 30 (1B): 179–188.

Tiến sĩ Andrew Ray (phó giáo sư của Đại học Bang Kentucky) đã nổi lên như một chuyên gia về sản xuất tôm trong nhà ở Bắc Mỹ. Ảnh: Andrew J Ray, KSU

Các nhà sản xuất tôm quy mô nhỏ đang sử dụng cả hệ thống tuần hoàn RAS và hệ thống ứng dụng công nghệ biofloc ở một số quốc gia. Tỷ lệ thu hoạch đối với hệ thống tuần hoàn RAS ở Mỹ thường dao động từ 4 đến 7 kg / m3 / chu kỳ. Giai đoạn ương giống dành cho những con tôm nuôi trong bể này hiện sử dụng từ 2000 - 3000 hậu ấu trùng tôm trên mỗi m3. Khi tôm đạt 1 gram thì chúng được chuyển sang bể nuôi thương phẩm có mật độ 250 con tôm trên mỗi m3 và tỷ lệ sống sót 80% là một mục tiêu vừa phải. Với nhiều sản phẩm đa dạng hơn, biofloc có thể đem lại tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) tốt hơn trong một số điều kiện nhưng phương pháp sản xuất bằng hệ thống tuần hoàn RAS nhìn chung tiết kiệm năng lượng hơn, dễ quản lý hơn và thể hiện chất lượng nước ổn định hơn hàng ngày và theo mùa. An toàn sinh học được xem là một vấn đề đối với hệ thống tuần hoàn RAS, vì tính dễ gây tổn thương do sự cố thiết bị và dẫn đến nhu cầu dự phòng nhân công.

Dù cho loại hệ thống nào được xác định là có hiệu quả nhất đối với một hoạt động nhất định thì cả những người sản xuất tôm bằng hệ thống tuần hoàn RAS và công nghệ biofloc đều mắc phải những vấn đề y hệt nhau. Nguồn cấp thức ăn sẽ lấy từ đâu? Mức chi phí bao nhiêu và tần suất như thế nào? Hậu ấu trùng sẽ lấy từ đâu? Mức chi phí bao nhiêu và tần suất như thế nào? Dịch vụ điện lực như thế nào là đáng tin cậy? Nước sẽ lấy từ đâu và mức giá bao nhiêu? Nước thải nhiễm mặn và bùn thải sẽ được xử lý như thế nào? Các câu trả lời khác nhau tùy thuộc vào dự án sẽ được phát triển ở khu vực nào trên thế giới.

Ở Indonesia nơi mà việc sản xuất tôm quy mô công nghiệp là tiêu chuẩn, Ridwan Latif và các đồng nghiệp đã báo cáo vào đầu năm nay về một hệ thống tuần hoàn RAS thực tiễn dành cho các nhà sản xuất tôm quy mô nhỏ. Khi thả 400 hậu ấu trùng tôm/m3 thì chúng đạt tỷ lệ sống sót 70% và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là 1.11 - 1. Giá trị lợi nhuận/chi phí 1.56 được tính cho hệ thống RAS, với tỷ suất hoàn vốn nội bộ là 32.66% và tỷ lệ doanh thu/chi phí là 1.49. Thông tin chi tiết xem tại: https://doi.org/10.1051/e3sconf/202014701002

Tiến sĩ Andrew Ray - phó giáo sư của Đại học Bang Kentucky đã nổi lên như một chuyên gia về sản xuất tôm trong nhà ở Bắc Mỹ. Ông lưu ý: “Tôi trải qua một khoảng thời gian gian nan để tìm hiểu được tình trạng của ngành công nghiệp Hoa Kỳ. Đặc biệt khó khăn trong việc xác định số lượng và quy mô của nhiều trang trại quy mô nhỏ đang mọc lên.” Mặc dù không thông qua phương tiện là một danh sách đầy đủ, nhưng Cục thống kê Nuôi trồng Thủy sản của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) 2018 đã báo cáo các trang trại nuôi tôm trên biển ở 13 bang, bao gồm các khu vực như Colorado và Minnesota.

Mặc dù có nhiều mô hình độc đáo hiện đang hoạt động nhưng có một số đặc điểm tiêu biểu nhất định đang nổi lên khi ngành công nghiệp Hoa Kỳ phát triển. Một số lựa chọn bể nuôi ít tốn kém hơn, chẳng hạn như bể bơi trên mặt đất, có thể không đủ độ bền để sử dụng lâu dài và một số trong số các bể bơi này chứa các hợp chất có độc nhằm ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc hoặc tảo. Chi phí cao liên quan đến các bể nuôi cá làm sẵn có thể kiềm hãm lợi nhuận sản xuất, nhưng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, các bể chăn nuôi phù hợp có thể được xây dựng trong nhà bằng nhiều loại vật liệu tại địa phương. Nếu có sẵn lớp lót nhựa HDPE thì bể có thể được xây dựng bằng gỗ hoặc dây hàn cùng với lớp lót nhựa vừa vặn. Nhiều bản thiết kế, hình ảnh và ví dụ minh họa có thể được tìm thấy trực tuyến.

Hoạt động chăn nuôi tôm đã hồi sinh ngôi nhà thô sơ được sử dụng bởi cơ sở nuôi trồng thủy sản RDM, ở Fowler, Indiana

Máy thổi tái tạo hiệu quả năng lượng và dịch vụ điện lực xuyên suốt là điều bắt buộc đối với cả hệ thống tuần hoàn RAS và hệ thống ứng dụng công nghệ biofloc, đồng thời hiệu suất của các đường uốn cong phải cung cấp đầy đủ khối lượng cho độ sâu hoạt động. Phải sục khí đầy đủ để ngăn không cho chất rắn lắng xuống đáy bể và duy trì nồng độ oxy hòa tan sao cho lúc nào cũng duy trì ở mức 5 ppm, với khoảng 200 lít không khí mỗi phút (lpm) cho mỗi kg thức ăn. Ở các vùng ôn đới, nhiệt độ ổn định 27°C thể hiện sự đánh đổi cho chi phí sưởi ấm, tăng trưởng và giảm căng thẳng. Máy bơm nhiệt nối xuống đất hoặc máy nước nóng có các vòng làm bằng nhựa PEX đóng kín hoạt động tốt để luân chuyển nước ấm đi qua các ống vòi ngập nước. Độ mặn 20 ppt cũng là một con số cân bằng để đạt được sự kết hợp tốt nhất nhằm duy trì chất lượng nước, sức khỏe của tôm và chi phí vận hành. Muối có thể được trộn từ các thành phần khác nhau tại cơ sở có tổng chi phí thấp hơn so với các hỗn hợp đóng gói sẵn.

Công nghệ biofloc là giải pháp thay thế hệ thống tuần hoàn RAS dành cho hoạt động sản xuất tôm quy mô nhỏ. Đây là một phương pháp quản lý thâm canh mà trong đó một cộng đồng vi khuẩn phức tạp được nuôi cấy trong cùng một vùng nước với tôm, giúp phân hủy chất thải và bổ sung chất dinh dưỡng. Thực ra, cả hai phương pháp này có thể được kết hợp lại với nhau mặc dù đây không phải là một thực tiễn phổ biến. Một hệ thống kết hợp giữa hệ thống tuần hoàn RAS/ công nghệ biofloc ở Indonesia đã thả nuôi ở mật độ 500 hậu ấu trùng tôm/m3, năng suất 2.7 kg/m3 sau 60 ngày (với tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là 1.1, tỷ lệ sống sót là 78% và trọng lượng trung bình là 7 g) và 4.2 kg/m3 sau 84 ngày (tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là 1.54, tỷ lệ sống sót là 70% và trọng lượng trung bình là 12.06 g).

Xem: https://doi.org/10.1016/j.aquaeng.2018.04.002

Một cơ sở kinh doanh ở Bắc Mỹ đi tiên phong trong hoạt động chăn nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc trong bể là cơ sở Nuôi trồng Thủy sản RDM ở Fowler, Indiana. Phó chủ tịch phụ trách hoạt động kinh hoanh - Karlanea Brown đã cùng nhau xây dựng mọi thứ tại RDM trong 12 năm qua. Trong suốt khoảng thời gian đó công ty đã phát triển một cách ổn định. Khi được hỏi về những điều mà cô không lường trước được khi bắt đầu hoạt động kinh doanh thì câu trả lời thẳng thắn của cô là “không biết cách nuôi tôm”. Cô ấy ghi nhận thành công của RDM bằng việc thiết kế ra hệ thống của riêng họ và “học cách quản lý nước”.

Một lợi thế đối với chiến lược ứng dụng công nghệ biofloc của RDM là không xả thải mà điều này cho phép họ tránh được nhiều vấn đề có liên quan đến bộ máy quan liêu khi xin cấp phép và sẽ không thể thực hiện được khi chỉ áp dụng một mô hình tuần hoàn RAS điển hình. RDM tự tạo ra nước mặn của riêng họ, nhưng chỉ khi nào cần thiết mở rộng như khi  đưa các bể nuôi mới đi vào sản xuất. Nguồn nước “ban đầu” tại cơ sở hiện đã được hơn 10 năm và lúc mới bắt đầu, RDM hoạt động với hai bể ương giống và sáu bể nuôi thương phẩm, còn hiện giờ họ đang vận hành 19 bể lớn, 7 bể nhỏ hơn và 10 bể ương giống, và họ có kế hoạch đưa thêm 24 bể nuôi đi vào sản xuất trong năm 2021.

RDM đã tư vấn cho một số trang trại nuôi tôm trong bể khác ở Mỹ và các quốc gia khác. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt đầu từ quy mô nhỏ và mở rộng ra dần dần, Brown giải thích “Một khi bạn có được nguồn nước phù hợp thì đó sẽ sẽ trở thành chiếc chìa khóa để mở rộng. Cộng nghệ biofloc thay đổi và bạn phải quản lý được sự thay đổi đó. Bạn phải biết kiên nhẫn. Nhiều người mất kiên nhẫn vì dòng tiền đâu lại vào đấy. Hoặc họ không đủ khả năng để chi trả cho nhiều nhân viên.” Tóm lại, cô ấy nói thêm "Năm đầu tiên của bạn sẽ rất tệ hại."

Cơ sở Nuôi trồng Thủy sản RDM cũng đang thử nghiệm nuôi hàu tại cơ sở ở Indiana của mình. Ảnh: Cơ sở Nuôi trồng Thủy sản RDM

RDM đã lấy nguồn tôm giống từ một số trại giống ở Mỹ (chỉ có một số ít tôm giống để mua được ở đó). Việc tìm nguồn cung ứng hậu ấu trùng gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây do những ảnh hưởng của bão lên các trại sản xuất giống và USDA tạm thời đóng cửa do các vấn đề dịch bệnh. Hiện tại có ba nhà cung ứng tôm giống có tiềm năng dành cho các nhà sản xuất tôm ở Hoa Kỳ và RDM sử dụng nhiều hơn một nhà cung ứng, thường thu được từ 70 đến 90% tỷ lệ sống sót trong quá trình chăn nuôi thương phẩm bất kể là từ nguồn cung ứng nào.

RDM được tọa lạc (như chính Brown nói) "ở giữa hư không". Tuy nhiên, hầu hết những khách hàng của họ lái xe từ hai tiếng đồng hồ trở lên để mua tôm tươi. Trang trại bày gian hàng bán lẻ sáu ngày một tuần và một số khách hàng thường xuyên lái xe sáu tiếng đồng hồ để tìm thấy vị trí bán tôm. Ngoài những bể nuôi, Brown và chồng cô đã tự làm “khá nhiều thứ” và họ có kế hoạch tiếp tục mở rộng ngay tại nơi họ đang hoạt động. RDM cũng đã bắt đầu nuôi hàu cả độc canh và đa canh tại cơ sở ở Indiana của họ. Những kế hoạch hiện tại cũng bao gồm việc nuôi tôm càng đỏ nước ngọt như một cách để cung cấp nhiều sản phẩm hơn cho nhóm khách hàng chủ yếu yêu thích sản phẩm tươi sống của họ.


Ngưỡng Ozone tối ưu trong các cơ sở tuần hoàn RAS là bao nhiêu? Ngưỡng Ozone tối ưu trong các cơ sở… Phòng, trị bệnh cá nheo Mỹ Phòng, trị bệnh cá nheo Mỹ