Mô hình kinh tế Từ chuyện con vịt chỉ luộc và quay

Từ chuyện con vịt chỉ luộc và quay

Ngày đăng 28/09/2015

Từ chuyện con vịt chỉ luộc và quay

Nhưng cái mất không đơn giản chỉ là con số mang tính định lượng mà còn lớn hơn rất nhiều.

Khi bán 1 kg cà phê nhân, chúng ta có thu khoảng 2 USD, tương đương giá trung bình 1 ly cà phê ở các nước nhập khẩu.

Trong khi mỗi kg cà phê nhân có thể pha được 50 ly. Nên về khối lượng, cà phê Việt Nam chiếm 20%, nhưng về giá trị chỉ được khoảng 2% thị phần cà phê thế giới.

Với 95% sản lượng xuất thô, dù là một trong những nước xuất khẩu khẩu cà phê hàng đầu thế giới, cà phê Việt Nam vẫn không có thương hiệu.

Thế thì cái chúng ta mất không chỉ là 48 ly cà phê còn lại trong 1 kg nhân nói trên mà là không ai biết đến cà phê Việt ngay cả khi họ đang nhấm nháp nó.

Và người nông dân trồng ra hàng triệu tấn cà phê mỗi năm vẫn khổ dù giá một ly cà phê do chính họ làm ra được bán tới vài "đô".

Việt Nam cũng được coi là "người khổng lồ" về xuất khẩu cao su nhưng 80% nguyên liệu trong lĩnh vực nhựa - cao su vẫn đang phải nhập khẩu.

3 năm nay, khi giá cao su lao dốc, ế ẩm, ở nhiều tỉnh, thành Tây nguyên, Nam bộ, người dân còn phải chặt bỏ cao su chuyển sang cây trồng khác.

Cũng như cà phê, lý do là tới trên 90% cao su của Việt Nam xuất thô, sản phẩm chế biến và tinh chế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong khi phát triển công nghiệp chế biến sâu sản phẩm cao su mới tạo ra giá trị gia tăng rất lớn.

Có thể nói, nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta hiện nay đều xuất thô. Cứ thu hoạch xong là bán phắt cho đối tác nước ngoài.

Năm nào thị trường dội hàng, giá giảm thì các doanh nghiệp giảm giá thu mua trong nước. Lỗ nông dân cũng phải bán vì không bán thì không biết để làm gì. Lỗ nhiều thì chặt bỏ, trồng cây khác.

Cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến kém phát triển, quy mô công nghiệp chế biến nông sản còn nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu... khiến giá trị hàng nông sản Việt Nam thường thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại từ nước khác.

Không chỉ mất về giá trị, đó cũng là cản trở khiến ngành nông nghiệp Việt chưa tạo ra được một thương hiệu nông sản nào dù đã có mặt ở gần khắp toàn cầu.

Muốn khắc phục, cần xây dựng cho được ngành công nghiệp chế biến.

Muốn xây dựng ngành công nghiệp chế biến, phải có vùng sản xuất tập trung. Từng bước đưa nông sản Việt tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa nông sản toàn cầu.

Tái cơ cấu nông nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, cốt lõi cũng là đưa sản xuất, xuất khẩu nông nghiệp từ thô sang tinh để tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế và cải thiện đời sống của người nông dân.


Indonesia dự định nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan Indonesia dự định nhập khẩu 1,5 triệu tấn… Giá cà phê trong nước ngày 26/09/2015 tiếp tục tăng thêm 600 ngàn đồng/tấn Giá cà phê trong nước ngày 26/09/2015 tiếp…