Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tăng năng suất cây khoai tây
Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống không còn mới mẻ nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong việc tạo ra cây giống chất lượng. Nuôi cấy mô cũng đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất, chọn, nhân giống, tạo giống mới và gần đây một ứng dụng có ý nghĩa lớn đang được phát triển mạnh là sản xuất các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học. Những thành tựu mà ứng dụng này đem lại là không thể phủ nhận, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nuôi cấy mô là một ngành khoa học có sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản và sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào sẽ tạo ra được một quần thể cây con đồng đều giữ nguyên đặc tính của cây mẹ, tạo cây mẹ đầu dòng giữ được gen ban đầu. Hệ số nhân nhanh cao, hàng năm có thể sản xuất hàng chục vạn cây giống mà không cần phụ thuộc vào thời gian hay mùa vụ, rút ngắn thời gian đưa giống vào sản xuất và phát huy được hiệu quả kinh tế.
Nhân giống được số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ, đảm bảo các cây giống sạch bệnh, cây con được trẻ hóa cao độ. Phương pháp nhân giống này thuận tiện và hạ giá thành vận chuyển, bảo quản cây giống thuận lợi.
Khoai tây là một trong những cây vụ đông được trồng tại Nam Định. Do không chủ động được nguồn giống, cây dễ bị nhiễm bệnh, thoái hoá nên năng suất và sản lượng của loại cây này thường không ổn định. Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô, những điểm yếu đó dần được khắc phục, giúp bà con yên tâm sản xuất, mở rộng diện tích.
Theo ông Vũ Xuân Trung, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Nam Định), khoai tây là một trong nhiều cây trồng đã được nhân giống thành công trên địa bàn bằng công nghệ nuôi cấy mô. Công nghệ này giúp nhân nhanh giống cây trồng với số lượng lớn, sạch bệnh, năng suất cao, đồng đều về mặt di truyền, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
Với cơ sở vật chất kỹ thuật do Dự án "Thúc đẩy sản xuất khoai tây tại Việt Nam" của Chính phủ Đức hỗ trợ xây dựng, mỗi năm Trung tâm sản xuất từ 50.000-70.000 củ khoai tây siêu nguyên chủng, nguyên liệu để sản xuất giống nguyên chủng và giống xác nhận phục vụ cho canh tác đại trà trên đồng ruộng.
Lượng giống do Trung tâm cung cấp hiện đáp ứng khoảng 30% tổng diện tích trồng khoai tây vụ Đông trên địa bàn tỉnh. Từ những thửa ruộng triển khai trồng thử nghiệm tại một số hợp tác xã thuộc huyện Vụ Bản, Trực Ninh và Giao Thủy, diện tích trồng giống khoai tây sạch bệnh ngày một mở rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ