Mô hình kinh tế Vùng biên tươi mới

Vùng biên tươi mới

Ngày đăng 16/10/2015

Vùng biên tươi mới

Xây dựng thương hiệu nông sản

Hơn 10 năm nay, Hướng Hóa được coi là “thủ phủ” chuối mật mốc của khu vực miền Trung, với hơn 4.900 ha trồng trên địa bàn huyện và hàng ngàn ha được nông dân Hướng Hóa liên kết trồng trên đất bạn Lào.

Vài năm trở lại đây, Hướng Hóa lại có thêm một “chỉ giới nông sản” nữa đó là “thủ phủ” của cây bời lời.

5.000ha cà phê Hướng Hóa thơm ngon nổi tiếng lâu nay, không cần nhắc đến thì ai ai cũng biết.

Ngoài ra, huyện miền núi này còn có trên 4.900ha cây sắn giúp đời sống nhân dân ngày càng ổn định.

Nhờ vậy, trong giai đoạn 2010-2015, nền kinh tế huyện phát triển toàn diện.

Tốc độ phát triển kinh tế bình quân hàng năm đạt 8,18%.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 20,6 triệu đồng/năm.

Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản đạt tốc độ tăng bình quân 3,14%/năm.

Chuối là nông sản đem lại nguồn thu lớn cho nhân dân Hướng Hóa.

“Để có những con số ấn tượng đó là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền và trên hết là sự đồng lòng, đồng sức của cán bộ, nhân dân huyện nhà” - ông Hồ Văn Vinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa khẳng định.

 Theo ông Vinh, nhận thấy lợi thế của Hướng Hóa có đất đai rộng lớn, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo phát triển nền sản xuất nông nghiệp tập trung để tạo thương hiệu, điểm nhấn nông sản.

Hiện nay, huyện có hàng ngàn ha cây bời lời ở các xã Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Lập đem lại lợi ích kinh tế cực cao.

Thời gian tới, huyện sẽ khuyến khích nông dân trồng cây bời lời nhiều hơn nữa để vừa nâng cao thu nhập, vừa tăng để che phủ rừng và để phát triển du lịch.

“ Huyện đang quy hoạch, mở cửa đón nhà đầu tư để phát triển khu du lịch sinh thái trên diện tích 26.000 ha rừng tự nhiên nằm trên địa bàn 3 xã Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Phùng.

Nơi đây có cảnh quan đa dạng và hang động Brai đẹp mỹ miều làm điểm nhấn.

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo cũng được Hướng Hóa phát huy hiệu quả tối đa thế mạnh, thu hút nhà đầu tư để phát triển kinh doanh, thương mại”- ông Vinh phấn khởi cho biết.

Tận dụng mọi nguồn lực

Đó là mấu chốt quan trọng nhất mà Hướng Hóa đã, đang và tiếp tục thực hiện để xây dựng NTM.

Những năm qua, nhờ tận dụng và linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và làm tốt công tác huy động sức dân nên quá trình xây dựng NTM ở Hướng Hóa mang lại hiệu quả cao.

Phong trào hiến đất trên địa bàn đứng hàng đầu trong tỉnh.

64 ngôi trường xây dựng trên địa bàn đều được nhân dân hiến đất, không tốn một đồng tiền đền bù giải phóng mặt bằng.

Theo ông Vinh, huyện đã tập trung hỗ trợ cho người dân “cần câu cơm” để họ phát triển kinh tế.

Ví dụ huyện tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ của chính quyền, nhà hảo tâm để mua bò tặng hộ nghèo; xây dựng các mô hình chăn nuôi quy mô lớn…

Ông Vinh cho hay, là một huyện miền núi khó khăn nên bước vào xây dựng NTM, Hướng Hóa có xuất phát điểm rất thấp, số xã dưới 5 tiêu chí rất nhiều.

Nhưng chỉ sau hơn 4 năm tập trung xây dựng, nay bộ mặt nông thôn huyện nhà đã từng ngày khởi sắc.

Cơ sở vật chất cho giáo dục ngày càng hoàn thiện (82% trường mầm non kiên cố, phổ thông đạt 97,5%).

Huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi.

81,1% làng, xã, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa; 77,2% gia đình văn hóa.

Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 17,2%.

Nhìn chung, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện dần được cải thiện và nâng cao về mọi mặt.

Năm 2015, toàn huyện phấn đấu có 2 xã (Tân Hợp, Tân Liên) hoàn thành NTM.

2 xã đạt 15-18 tiêu chí… không có xã dưới 5 tiêu chí.

Trên cơ sở đó, đến năm 2020, huyện phấn đấu có 9/20 xã đạt 19 tiêu chí NTM…


Ngày thứ 7 nông thôn mới Ngày thứ 7 nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới ở Điện Thắng Bắc về đích sớm 3 năm Xây dựng nông thôn mới ở Điện Thắng…