Nuôi gà 25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 5

25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 5

Tác giả BSTY. Trần Thị Thủy, ngày đăng 26/02/2018

21/ Bệnh mổ cắn nhau

a/ Đặc điểm bệnh:

Gà mổ cắn nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cánh, đuôi và hậu môn.. gây chảy máu.

Máu chảy tiếp tục là nhân tố kích thích gà mổ cắn nhau.

b/ Điều trị:

Kiểm tra mật độ đàn, nhiệt độ chuồng nuôi, lượng thức ăn nước uống, cân đối khẩu phần thức ăn.

Gà bị hấp dẫn bởi máu và vết thương nên cần nhanh chóng tách riêng gà bị thương ra khỏi đàn.

Biện pháp cắt mỏ là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Bổ sung các chất khoáng và vitamin cho toàn đàn.

22/ Bệnh Leucosis

a/ Đặc điểm bệnh:

Gà gầy, giảm ăn, ủ rũ, xơ xác tiêu chảy mào tích nhợt nhạt.

Với gà đẻ giảm đẻ rất rõ.

Có khối u hình thành ở gan, lách, ruột.

Đặc điểm khối u là không có ranh giới rõ ràng với các vùng khác trên bề mặt phủ tạng

b/ Điều trị:

Bệnh do virus không có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay

23/ Bệnh nhiễm trùng máu do E.coli

a/ Đặc điểm bệnh:

Vi khuẩn E.coli tồn tại sẵn trong cơ thể con vật gây viêm ruột, viêm niêm mạc ruột, đến các xoang gây viêm thanh dịch tơ huyết, con vật bị nhiễm độc gan, ngộ độc toàn thân trúng độc rồi chết.

b/ Điều trị:

Thực hiện ngay việc sát trùng tiêu độc chuồng để giảm thiểu mầm bệnh trong chuồng, tránh nhiễm bệnh kế phát. 

Thực hiện cùng lúc các biện pháp sau:

– Bù nước: làm giảm mất nước và tăng cường giải độc sẽ có kết quả tốt Vime C Electrolyte 1g /2-4 lít nước hoặcElectrosol 1ml/ 1 lít nước.

– Kháng sinh: Chọn 1 trong các loại kháng sinh đặc hiệu với dòng vi khuẩn E.coli (do E.coli rất nhanh lờn thuốc).

– Thuốc tiêu viêm: Tăng sức đề kháng, con vật nhanh hồi phục

24/ Bệnh đầu đen

a/ Đặc điểm bệnh:

Gà sốt cao, lù rù, đi ỉa phân sáp vàng, sáp đen, đôi khi lẫn máu giống bệnh cầu trùng.

Nếu chỉ dựa vào dấu hiện bên ngoài rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ký sinh trùng đường máu.

Tiến hành mổ khám gà quan sát các dấu hiệu: gan có những đám hoại tử màu trắng trên bề mặt.

Manh tràng sưng to, chất chứa bên trong nó rắn, có màu trắng.

b/ Điều trị:

Hiện trên thị trường có rất nhiều bộ sản phẩm trị bệnh. Viêm gan ruột truyền nhiễm – bệnh đầu đen – bệnh kén ruột. 

Dù sử dụng bất cứ bộ sản phẩm của công ty nào, bà con nên điều trị liệu trình ít nhất 4 ngày cho toàn đàn gà, kết hợp với giải độc gan thận lách và hạ sốt để mang lại hiệu quả cao nhất. 

Khi kết thúc liệu trình bà con nên cho gà uống monosunfa kết hợp với ivermectin 1% pha 1ml vào 1lit nước cho đàn gà uống.

25/ Bệnh do thiếu khoáng

a/ Đặc điểm bệnh:

– Calci, phospho: Xương yếu, vẹo xương ở gà con, vỏ trứng mỏng, giảm khả năng ấp nở.- Magne: Co giật, chết đột ngột.- Mangan: Có dấu hiệu thần kinh, chân run, đứng không vững, giảm khả năng ấp nở.- Sắt, đồng: Thiếu máu- Kẽm: Lông xơ xác, còi cọc.

– Cobalt: Chậm lớn, thiếu máu, giảm khả năng chuyển hoá thức ăn.

– Selenium: Tích nước dưới da.

b/ Điều trị:

Khi gà có dấu hiệu bệnh về dinh dưỡng, thì phải bổ sung vào khẩu phần thức ăn và nước uống các loại premix khoáng.

*Khuyến cáo: Bà con không nên tự chuẩn đoán bệnh, tự sử dụng thuốc Thú Y cho gà nếu chưa chắc chắn về bệnh của gà. Để nhận biết và chuẩn đoán bệnh chính xác, Bà còn cần liên hệ với Bác sỹ Thú Y tại địa phương hoặc cơ quan chuyên môn để được trợ giúp khi gặp rủi ro trong chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

nguon-gen-vat-nuoi-ban-dia-viet-nam-tap-doan-ga Nguồn gen vật nuôi bản… 25-can-benh-pho-bien-cua-ga-cach-nhan-biet-phong-va-dieu-tri-phan-4 25 căn bệnh phổ biến…