Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 18
Phần 18 - Bệnh hại cà chua và các cây thuộc họ cà (ớt, khoai tây, cà pháo, cà tím...) (tiếp theo)
IV/ Nhóm bệnh do nấm gây hại:
1/ Gây đóm lá (đóm vòng)
Nhận biết:
- Vết bệnh trên lá là những vòng tròn mầu nâu đồng tâm
- Vết bệnh trên quả là là những đốm vòng màu đen phát triển ở phần núm quả
- Vết bệnh trên thân có hình bầu dục, thon dài lõm vào vỏ thân cây.
- Trên vết bệnh thường có lớp mốc đen
Điều kiện phát triển:
- Nấm bệnh có thể tồn tại ở trong hạt giống, tàn dư cây bệnh
- Tưới nhiều nước, sương, mưa liên tục làm thời gian ướt lá, cây kéo dài
- Cây ở trạng thái khủng hoảng rất dễ bị nhiễm bệnh (sâu hại tấn công, thời kỳ ra hoa quả…)
Phòng ngừa:
- Xử lý hạt giống
- Trồng cây sạch bệnh
- Luân canh tốt
- Tránh trồng gối tiếp các loại cây ký chủ của bệnh
- Có thể chế biến thảo mộc để kiểm soát nấm
2/ Gây đóm lá (đóm xám đen)
Nhận biết:
- Mặt trên lá bệnh có đốm vàng, mặt dưới bị bao phủ một lớp nấm xám đen
- Lá bị cuộn cong lại, tán lá bị khô và chết nhưng hầu hết vẫn bám ở trên cây với lớp phủ màu bồ hóng
Điều kiện phát triển:
- Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện mưa, sương ẩm ướt kéo dài, ẩm độ cao, nóng ẩm.
- Thường tấn công ở các lá già
Phòng ngừa:
-Tạo độ thông thoáng trong các luống cây
3/ Gây đóm lá (đóm nâu)
Nhận biết:
- Triệu chứng đầu tiên trên các lá già, có các đốm xanh nhạt, mờ ở phía dưới lá, sau chuyển sang màu vàng ở mặt trên lá, khi đó ở phía dưới lá có lớp nấm mốc màu xám nhạt
- Khi bệnh nặng nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá khô rụng
- Vết bệnh trên quả xanh có màu da bò sẫm
Điều kiện phát triển:
- Ẩm độ tương đối cao, ấm, nóng thuận lợi cho bệnh phát triển
- Nấm bảo tồn trên tàn dư cây bị bệnh. Các bào tử và hạch nấm cũng tồn tại ở trong đất
- Nấm phát tán nhờ gió, mưa và có thể sống được 1 năm.
Phòng ngừa:
- Thu gom tàn dư cây trồng để ủ phân
- Đảm bảo độ thông thoáng giữa các cây
- Sử dụng phân ủ nóng để tăng cường các sinh vật đối kháng với nấm
4/ Mốc sương
Nhận biết:
- Tất cả các bộ phận của cây đều bị nhiễm bệnh
- Trên lá vết bệnh không có hình dạng nhất định. Ban đầu là những đốm ngậm nước sau lan rộng thành mảng. Mặt dưới vết bệnh là những bào tử nấm màu trắng. Về sau vết bệnh khô và có màu nâu sỉn. Có thể làm cháy lụi toàn bộ lá.
- Trên thân vết bệnh lúc đầu cũng là một vùng ngậm nước không định hình sau lan rộng có màu nâu đen có thể làm chết từng đoạn thân, cuống lá.
- Trên quả vết bệnh không định hình, mô quả bị bệnh có màu nâu khô cứng, xù xì, có thể lan rộng trên toàn bộ quả.
Điều kiện phát triển:
- Mưa, sương ướt lá liên tục kèm theo lạnh. Thời tiết nóng khô bệnh ngừng phát triển.
- Nấm không sống hoại sinh
- Bào tử gây bệnh phát tán nhờ gió mưa.
- Nước đọng trên bề mặt cây là điều kiện rất tốt để bảo tử bệnh nảy mầm và xâm nhập vào các mô tế bào cây chủ.
Phòng ngừa:
- Dùng giống kháng, giống sạch bệnh
- Luân canh cây trồng triệt để
- Tránh trồng cà chua gần ruộng khoai tây
- Có thẻ sử dụng chiết xuất thực vật để kiểm soát
- Dùng dung dịch có chứa vôi và đồng để phun
5/ Bệnh héo cây (héo vàng)
Nhận biết:
- Phần trên ngọn héo vào ban ngày và hồi phục vào ban đêm. Quá trình này có thể diễn biến từ 5-7 ngày có khi 10 ngày cho đến khi cây héo rũ không hồi phục được
- Lá phía dưới héo vàng lan dàn lên tầng ngọn
- Bó mạch thân cây thâm lại có màu nâu khô, không có dịch nhày
- Gốc cây thâm đen co lớp nấm xốp màu trắng xỉn bao phủ.
Điều kiện phát triển:
- Thời tiết nóng ẩm thuận cho bệnh phát triển
- Bệnh nặng nhất trên đất cát , chua
- Nấm sinh ra trong đất và có thể bảo tồn nhiều năm trong đất mà không cần có cây ký chủ
Phòng ngừa:
- Dùng giống kháng
- Cải thiện độ chua của đất
- Sử dụng phân ủ nóng
- Làm sạch dụng cụ tránh lây lan
- Luân canh cây trồng rất có hiệu quả, hoặc xử lý ngâm ruộng, phơi ải để diệt bệnh
6/ Thối gốc mốc trắng
Nhận biết:
- Trên đồng rải rác một số cây bệnh héo đột ngột liên tục. Cây héo từng bên, lúc đầu không vàng nhưng sau khi héo toàn lá khô vàng
- Trên gốc thân sát mặt đất có phủ một lớp nấm dày trắng xốp gây ra hiện tượng thối vỏ thân, gốc và có nhiều hạch nấm hình tròn như hạt cải lúc đầu màu trắng sau chuyển mầu nâu.
- Quả hoặc cành tiếp giáp với đất cũng có thể nhiễm bệnh
- Bó mạch thân không bị thâm đen.
Điều kiện phát triển:
- Nấm có phổ ký chủ cực rộng
- Bảo tồn trên tàn dư cây trồng. Khi bảo tồn dạng hạch, nấm ở trạng thái ngủ nghỉ
- T0 cao và ẩm độ cao thuận lợi cho bệnh phát triển
Phòng ngừa:
- Chỉ bón phân ủ nóng để loại trừ các bào tử nấm
- Cày sâu, phơi ải, ngâm nước trong ruộng để diệt hạch nấm
- Có thể xử lý đất bằng nấm đối kháng
- Thu dọn tàn dư và đưa vào ủ phân nóng
7/ Lở cổ rễ (tập hợp nhiều nấm)
Nhận biết:
- Lúc đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ màu đen ở gốc thân, cổ rễ sau lan rộng rất nhanh bao bọc xung quanh cổ rễ
- Rễ, cổ rễ, và gốc thân sát mặt đát bị thâm đen, thối mục có màu nâu đen ẩm ướt hoặc hơi khô
- Cổ rễ teo tóp, bộ phận lá thân héo rũ, tuy vẫn còn màu xanh. Sau 5-6 ngày cây bị héo rũ, đổ gục chết lụi hàng loạt trên ruộng
- Khi trời ẩm ướt, vết bệnh có các bào tử nấm màu trắng hồng, hoặc trắng xám hoặc nâu nhạt tùy từng chủng nấm hại
Điều kiện phát triển:
- Phát triển mạnh trong điều kiện A0 cvao, mưa nhiều, đất ẩm, T0 ấm 18- 250C.
- Phá hại nặng trên ruộng ứ đọng nước, đất thịt nặng, chặt bí dễ đóng váng sau mưa
- Nguồn bệnh tồn tại lâu dài trong đất ruộng và sống hoại sinh trong tàn dư cây trồng
- Hạt giống cũng có thể bảo tồn nguồn bệnh
Phòng ngừa:
- Luân canh với lúa nước là tốt nhất
- Ruộng thoát nước tốt
- Đất phải khử trùng tốt trước khi gieo trồng (dùng nấm đói kháng)
- Xử lý hạt giống trước khi gieo
- Đảm bảo ruộng thông thoáng
---
(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)
Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ