Nuôi gà Bột thìa là đen và bột tỏi trong chế độ ăn ở gia cầm

Bột thìa là đen và bột tỏi trong chế độ ăn ở gia cầm

Tác giả Tiến sĩ Salah H. Esmail, Cairo, Ai Cập, ngày đăng 05/12/2017

Trong những năm gần đây, việc sử dụng bột thìa đen và bột tỏi trong thức ăn gia cầm đã nhận được nhiều mối quan tâm, chủ yếu nhờ vào giá trị dinh dưỡng và trị bệnh cao. Vậy cách thức hoạt động và ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ và hiệu suất gia cầm như thế nào?

Cây thìa đen (Nigella sativa L.) được trồng rộng rãi ở vùng Địa Trung Hải, và từ lâu đã được sử dụng như một chất điều trị và hương liệu trong thực phẩm của con người, đặc biệt là các sản phẩm bánh. Gần đây hơn, thảo mộc được đưa vào chương trình dinh dưỡng gia cầm cho mục đích chữa bệnh và dinh dưỡng. Thành phần khoáng chất trung bình được thể hiện trong Bảng 1. Tuy nhiên, các giá trị này có thể khác nhau tùy thuộc vào sự phân bố địa lý, thời gian thu hoạch và thực hành nông học.

Bảng 1. Thành phần tương đối và khoáng chất ở hạt thìa là đen 

Thành phần tương đối (%)
Độ ẩm  6.49
Protein thô 22.8
Chất béo thô 31.16
Chất xơ 6.03
Tro 4.2
NFE 29.36


Hạt thìa đen chứa một lượng đáng kể các axit béo đa không bão hòa đại diện cho 48-70% tổng lượng dầu của chúng, với tỷ lệ các axit béo chưa no thấp hơn chỉ chiếm 18-29%. Bên cạnh đó, hạt chứa một lượng lớn tocopherols và các hợp chất có liên quan đến sinh học như phytosterol và thymoquinone đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng chống oxy hoá của cơ thể và chống lại những căng thẳng khác nhau, rối loạn chức năng miễn dịch cũng như các biến chứng khác.

Hạt thìa đen và hiệu suất ở gia cầm

Một nghiên cứu cho thấy việc bổ sung hạt thì là đen vào chế độ ăn ở mức 10 gam / kg đã làm cải thiện lượng thức ăn, trọng lượng cơ thể và sự chuyển đổi thức ăn ở 42 ngày tuổi (Bảng 2). Lượng thức ăn tăng lên được cho là do hạt thìa đen giúp 'cải thiện tính ngon miệng của khẩu phần ăn và tăng sự thèm ăn ở gia cầm. Trọng lượng và hiệu suất thức ăn cao hơn được quan sát thấy trong chế độ ăn hạt thìa đen, bởi vì nó có chức năng như chất kích thích tăng trưởng và cải tiến hiệu suất tiềm năng, đặc biệt là hiệu suất thức ăn, tăng cân và hệ thống miễn dịch.

 

Bảng 2. Tác dụng của việc bổ sung hạt thì là đen đối với hiệu suất gà thịt ở 42 ngày tuổi
Hạt thì là đen(10 gam/kg) Đối chứng
Lượng thức ăn 4957.4 4784.6
Trọng lượng cơ thể 2973.3 2827.7
Trọng lượng cơ thể 1.66 1.69

 

Ngoài ra, hạt thì là đen có những ảnh hưởng tích cực về mặt dược lý đối với sự tăng trưởng của gia cầm nhờ hàm lượng dầu dễ bay hơi hay tinh dầu. Nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu có một số chức năng sinh học có thể hoạt động không chỉ như một chất kháng khuẩn và chất chống oxy hoá mà còn là một chất kích thích của các enzym tiêu hóa trong niêm mạc ruột và tuyến tụy nhằm cải thiện tiêu hóa các chất dinh dưỡng và hiệu quả thức ăn chăn nuôi dẫn đến tăng tốc độ tăng trưởng .

Ảnh hưởng đến cấu tạo máu. Như đã đề cập ở trên, hạt thìa đen có chứa một số khoáng chất đa lượng và vi lượng chịu trách nhiệm hình thành hemoglobin máu. Hạt cũng có các yếu tố đặc thùvà không đặc thù góp phần làm tăng số lượng tế bào bạch cầu, đặc biệt là bạch huyết cầu và bạch cầu trung tính đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng vệ của gia cầm và do đó làm giảm tử vong (Bảng 3).

 

Bảng 3. Tác dụng của việc bổ sung hạt thìa là đen đối với đặc tính của máu và tỷ lệ tử vong ở gà giò
Hạt thìa là đen(1% kg) Đối chứng
Haemonglobin (g/dl) 10.84 10.44
WBCs (x103) 28.67 25.00
Tỷ lệ tử vong(%) 22.50 37.50

 

Cho gà đẻ ăn hàm lượng bột hạt thì là đen cao được chứng minh là làm giảm số lượng vi khuẩn gây hại E.coli, có lẽ nhờ hàm lượng acetone thô cao. Hơn nữa, số lượng vi khuẩn có lợi Lactobacillus tăng lên khi cho ăn thìa đen, nhưng hiệu quả này không có ý nghĩa thống kê (Hình 1). Những kết quả này cho thấy việc sử dụng hạt thìa là đen có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả cho các kháng sinh tổng hợp để thúc đẩy sức khỏe và hiệu suất gia cầm. Bên cạnh đó, nó cũng an toàn cho môi trường và chi phí thấp đối với công thức thức ăn thương mại.

Bột tỏi

Bột tỏi là một loại phụ gia thay thế khác, thường được sử dụng ở khu vực Địa Trung Hải. Tỏi (Allium sativum) chứa khoảng 17% protein, 0,8% chất béo, 3% khoáng chất, với lượng vitamin khác nhau (thiamine, riboflavin, niacin) và các enzyme (allinase, peroxidase, và myrosinase). Ngoài ra, nó còn chứa khoảng 0,2% dầu dễ bay hơi, đặc biệt được thải ra khi thực vật được chế biến thành bột, sử dụng cho các mục đích điều trị khác nhau. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, gia cầm có thể cần một thời gian để thích ứng với bột tỏi trong chế độ ăn uống trước khi xuất hiện bất kỳ tác dụng có lợi. Điều này chủ yếu là do dầu trong bột tỏi có mùi hăng và hương vị khó chịu.

Năng suất thịt gà và đặc điểm thịt xẻ

Tác động của việc bổ sung bột tỏi vào khẩu phần ăn, tăng cân và tỉ lệ chuyển đổi thức ăn được thể hiện trong Bảng 4. Lượng thức ăn giảm khi bổ sung tỏi, có thể là do yếu tố hương vị và sự cần thiết để gà thích nghi với bột tỏi trong vài tuần đầu tiên. Tuy nhiên, tăng trọng cơ thể và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn tốt hơn đối với gà được cho ăn tỏi, thể hiện hiệu quả sử dụng thức ăn  cao hơn.

 

Bảng 4. Tác dụng của việc bổ sung bột tỏi (1%) đối với hiệu suất gà thịt ở 42 ngày tuổi
Bột tỏi (1%) Đối chứng
Lượng thức ăn 4,247 4,401
Trọng lượng cơ thể 2,368 2,289
Chuyển đổi thức ăn 1.79 1.92

 

Trong hầu hết các nghiên cứu, không có sự khác biệt về sản lượng và chất lượng thịt xẻ ở gà đối chứng và gà thí nghiệm dùng tỏi. Vì vậy, tỷ lệ da, trọng lượng tương đối của đùi, chân, ức, và các cơ quan trong bụng, cũng như độ ẩm trong thân thịt cơ bản là giống nhau cho cả hai nhóm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự ổn định oxy hóa của thịt gà đông lạnh đã được cải thiện bằng cách bổ sung bột tỏi trong chế độ ăn, điều này cho thấy tác dụng bảo quản của tỏi trong một khoảng thời gian dài.

Tác dụng trên hình thái ruột

Nghiên cứu cho thấy rằng các thành phần tỏi tương tác với hệ thống nội tiết ruột, và do đó có thể kích thích các tế bào ruột được lựa chọn và mở rộng ruột non, đặc biệt ở phần tá tràng, kết quả là tăng khả năng hấp thụ (Bảng 5). Cơ chế này có thể tác động đến việc tăng trọng của gà mặc dù việc giảm lượng thức ăn bổ sung tỏi đã được ghi nhận trước đó. Trong các báo cáo khác, người ta đã gợi ý rằng việc kết hợp bột tỏi vào chế độ ăn của gia cầm giúp giảm tỷ lệ biến đổi và số lượng các tế bào bị bong tróc trong biểu mô ruột, do đó tiết kiệm được năng lượng thức ăn cần thiết để thực hiện chức năng này và chuyển năng lượng cho các mục đích sản xuất. Đây cũng có thể là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng chế độ ăn bổ sung tỏi.

 

Bảng 5. Tác dụng của việc bổ sung bột tỏi đối với chiều dài và chiều rộng lông nhung
Bột tỏi (1%) Đối chứng
Chiều dài (µm) 991 1,613
Chiều rộng (µm) 133 169

 

Sản xuất và chất lượng trứng

Gà mái được cho ăn chế độ bổ sung 1% tỏi sẽ sản sinh trứng cao hơn 9% so với những con trong nhóm đối chứng. Trọng lượng trứng, trọng lượng vỏ, và trọng lượng albumen cũng tăng lên 3,5, 0,6, 0,3 và 2,7 gam, bất kể phương pháp chuẩn bị bổ sung tỏi.

Trái lại, các nghiên cứu về mức cholesterol trong trứng cho thấy kết quả mâu thuẫn. Nếu được chế biến dưới dạng bột thì tỏi sẽ làm giảm mức cholesterol do giải phóng allicin, là thành phần hoạt động mạnh nhất trong tỏi. Trong trường hợp này, allicin có thể làm thay đổi sự trao đổi chất của cholesterol lòng đỏ trứng bằng cách ức chế sự hình thành axit mevalonic thông qua HMG-CoA reductase. Cũng có thể là với các chế phẩm tỏi được sản xuất bằng nhiệt hoặc quá trình dung môi, allicin có thể không được hình thành do sự hủy hoại enzym allinase giải phóng allicin khỏi alliin. Trong trường hợp đó, mức cholesterol sẽ không thay đổi.

Tuy nhiên, mức độ hiệu quả khác nhau trong việc cải thiện hiệu quả thức ăn và sản xuất trứng, chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp chuẩn bị tỏi.


Có thể bạn quan tâm

ky-thuat-chon-giong-ap-dung-cho-dan-ga-ong-ba-bo-me Kỹ thuật chọn giống áp… tang-cuong-suc-khoe-chan-o-ga-thit-thong-qua-dinh-duong-va-quan-ly Tăng cường sức khỏe chân…