Cá hồi Hoàng gia Na Uy phát tín hiệu báo động về khả năng bùng phát dịch thiếu máu cá hồi
Cá hồi Hoàng gia Na Uy ASA đã báo cáo một ổ dịch thiếu máu cá hồi truyền nhiễm tiềm ẩn trong khu vực điều hành Donnesfjord của nó.
Các địa điểm chăn nuôi NRS Næringsbukta, Klubben và Borfjord đã báo cáo khả năng bùng phát bệnh thiếu máu cá hồi truyền nhiễm, một bệnh do virut gây thiếu máu nghiêm trọng, tích tụ chất nhày nghiêm trọng trong khoang cơ thể và xuất huyết nội tạng.
Công ty đang chờ xác nhận về sự hiện diện của tác nhân gây bệnh là virut orthomyxovirus. Vì ổ dịch chưa được xác nhận chính thức nên rất khó để NRS đánh giá bất kỳ tổn thất hoặc tác động phúc lợi tiềm năng nào. Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 6 tháng 7, công ty cho biết họ sẽ tiếp tục làm việc để xác định mức độ lây nhiễm và thiệt hại kinh tế tiềm ẩn.
Bệnh thiếu máu cá hồi truyền nhiễm (ISA)
Bệnh thiếu máu cá hồi truyền nhiễm là gì?
Bệnh thiếu máu cá hồi truyền nhiễm (ISA) là một bệnh truyền nhiễm của cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar L.). Bệnh được báo cáo lần đầu tiên ở Na Uy vào năm 1984, nhưng kể từ đó đã được báo cáo ở Canada, Hoa Kỳ, Quần đảo Faroe, Ireland và Scotland. Sự bùng nổ của ISA ở Scotland vào năm 1998-99 đã được trừ tiệt thành công. Cá hồi Đại Tây Dương là loài dễ mắc bệnh duy nhất được biết để phát triển bệnh lâm sàng, nhưng virut ISA có thể nhân lên ở cá hồi cầu vồng (Oncorhynchus mykiss) và cá hồi nâu (Salmo trutta L.).
Bệnh thiếu máu cá hồi truyền nhiễm có thể xảy ra ở đâu và khi nào?
Ở Na Uy, các trường hợp ISA đôi khi được báo cáo tại các trang trại nước ngọt nhưng nhìn chung tại các trại ươm giống sử dụng một phần nước biển. Phần lớn các trường hợp không thể kiểm soát được xảy ra đối với cá nuôi trong nước biển. Virut đã được phát hiện ở cá hoang dã nhưng các trường hợp mắc bệnh lâm sàng chỉ được báo cáo ở cá nuôi.
Bệnh cũng đã được phát hiện ở Anh, Canada và Chi-lê.
Chẩn đoán
Các trường hợp mắc bệnh lâm sàng có thể đặc trưng bởi thiếu máu nặng, cổ trướng (tích tụ chất nhày trong khoang cơ thể), xuất huyết trong các cơ quan nội tạng và gan sẫm màu. Cá cũng có xu hướng xuất hiện trạng thái lờ phờ cùng với biểu hiện mang nhạt màu và đốm máu trong mắt.
Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFAT) cho thấy sự xuất hiện của virut ISA trong các tế bào thận của cá hồi Đại Tây Dương
Tác nhân gây bệnh ISA là một virut nhóm orthomyxovirus. Sự xuất hiện của virut được xác nhận bằng các kỹ thuật phân lập và nhận dạng, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFAT) và phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR).
Kiểm soát
Virut có thể lây truyền qua đường nước nhưng các yếu tố nguy cơ lây lan bệnh cao nhất là sự di chuyển của cá sống, thải máu không được xử lý và tiếp xúc với các phương tiện và thiết bị bị nhiễm bệnh.
ISA là bệnh lạ đối với Liên minh châu Âu. Đây là một bệnh đáng chú ý theo luật pháp của Vương quốc Anh và nằm trong Danh mục I theo Chỉ thị Châu Âu số 91/67/EEC. Theo luật pháp của Liên minh châu Âu EU thì phải hành động để ngăn chặn bất kỳ sự bùng phát dịch nào để tiệt trừ các nguồn lây nhiễm và để bảo vệ các trang trại chăn nuôi cá khác bằng cách:
Bắt buộc giết chết và khử trùng trang trại bị nhiễm bệnh
Kiểm soát hoạt động nghiêm ngặt tại các trang trại khả nghi
Đặt các trang trại ở vùng lân cận của một ổ dịch dưới sự giám sát
Xử lý
Không có biện pháp điều trị dành cho ISA và cũng không có vắc-xin được cấp phép tại EU. Các thử nghiệm vắc-xin ở Canada mang lại kết quả không chắc chắn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ