Trồng lúa Cách Giải Quyết Mâu Thuẫn Giữa Cấy Lúa Và Nuôi Cá

Cách Giải Quyết Mâu Thuẫn Giữa Cấy Lúa Và Nuôi Cá

Ngày đăng 18/07/2013

Nuôi cá ruộng lấy sản lúa làm chính kết hợp với nuôi cá. Sau khi nuôi cá ở ruộng lúa, cá ăn phần lớn cỏ dại và sâu hại lúa trong ruộng làm xốp lớp đất mặt ruộng, tăng quá trình phân giải chất hữu cơ trong ruộng, phân của cá làm tăng độ phì của đất làm tăng năng suất lúa từ 5 - 10%, trung bình 1 ha lúa tăng thêm được từ 150 - 450 kg, cao là 750 kg cá.

Năng suất nuôi cá ở ruộng trũng có thể đạt 1,2 đến 1,5 tấn cá/ha. Nuôi cá ở ruộng có tác dụng quan trọng đối với giải quyết cá ăn tại chỗ, làm giảm môi giới gây bệnh hại cho người và gia súc.

Nuôi cá ruộng lấy sản lúa làm chính kết hợp với nuôi cá. Sau khi nuôi cá ở ruộng lúa, cá ăn phần lớn cỏ dại và sâu hại lúa trong ruộng làm xốp lớp đất mặt ruộng, tăng quá trình phân giải chất hữu cơ trong ruộng, phân của cá làm tăng độ phì của đất làm tăng năng suất lúa từ 5 - 10%, trung bình 1 ha lúa tăng thêm được từ 150 - 450 kg, cao là 750 kg cá. Năng suất nuôi cá ở ruộng trũng có thể đạt 1,2 đến 1,5 tấn cá/ha.

Nuôi cá ở ruộng có tác dụng quan trọng đối với giải quyết cá ăn tại chỗ, làm giảm môi giới gây bệnh hại cho người và gia súc.Tuy vậy, về kỹ thuật cấy lúa và nuôi cá có một số mâu thuẫn cần giải quyết như sau :

1. Mâu thuẫn giữa nước nông, phơi ruộng với cá Lúa là cây ưa nước bùn nhưng rễ của nó không sinh ở trong nước. Ðể đáp ứng yêu cầu ôxy của rễ lúa trong thời gian sinh trưởng của lúa cần điều chỉnh độ sâu của nước với thời gian tương ứng.

Ví dụ : Thời gian lúa đẻ nhánh cần nước nông có lợi cho sinh rễ và đẻ nhánh, khi nhánh đã đến số lượng nhất định cần tháo cạn phơi ruộng không cho lúa tiếp tục đẻ nhánh; tới thời kỳ vươn dài làm đòng lúa lại cần nhiều nước. Thời kỳ giữ nước nông cá còn nhỏ, lúc phơi ruộng (từ 7 đến 10 ngày) cá có thể rút xuống mương hố sinh sống; sau đó cá lớn dần, nước ruộng cũng cho sâu dần. Vì thế chỉ cần nuôi cá đến cỡ không lớn lắm thì mâu thuẫn cá - lúa là không lớn.

2. Mâu thuẫn giữa bón phân cho ruộng và cá Bón thúc cho lúa chủ yếu dùng phân đạm (phân urê hoặc đạm 2 lá nitratamon) trước khi bón thường rút bớt nước ruộng, lượng phân bón nhiều độ NH4+ cao đe doạ an toàn của cá. Ðể giải quyết mâu thuẫn này cần bón xen kẽ, bón 2 lần, mỗi lần bón một nửa ruộng (giữa 2 lần bón cách nhau 1 - 2 ngày) để cho cá thấy khi bón phân ngăn ruộng này thì có chỗ chạy tránh sang nửa ngăn ruộng kia, cũng có thể tháo nước ruộng dồn cá vào mương, hố sau đó bón phân, sau khi bón phân 1 - 2 ngày lại cho nước vào ruộng, như vậy không ảnh hưởng đến cá.

3. Mâu thuẫn giữa phun thuốc trừ sâu cho ruộng và cá Ruộng đã nuôi cá thì sâu hại giảm đi nhiều, nhưng không thể bị diệt hoàn toàn, cho nên có lúc vẫn cần sử dụng thuốc trừ sâu. Ða số thuốc này đều độc hại với cá cách giải quyết là:

a) Chọn loại thuốc ít độc như : Rogor Dipterex (Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay 24/02/2005) liều dùng như qui định thông thường là an toàn đối với cá.

b) Trước khi phun thuốc trừ sâu phải khơi thông mương hố, cho nước ngập sâu thêm, hoặc tạo cho nước ruộng có dòng chảy nhẹ để cá có thể tránh hoặc hạ thấp nồng độ độc hại của thuốc.

c) Chọn cách sử dụng thuốc chính xác nhất : thuốc dạng bột phun vào sáng sớm khi còn đọng sương, thuốc dạng nước phun sau khi sương tan để hạn chế tới mức thấp nhất lượng thuốc bị rơi xuống nước.

Cả nước ta hiện nay có khoảng 548.000 ha ruộng nước, vùng núi trung du miền Bắc khoảng 15.000 ha, năng suất nuôi cá ở ruộng miền núi mới đạt 100 kg/ha, nuôi bán thâm canh ở Vĩnh Phúc đạt 1 tấn/ha).

Giải quyết các mâu thuẫn giữa cá và lúa trên đây sẽ góp phần làm tăng sản lượng cá ruộng trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

kinh-nghiem-tri-benh-dao-on-co-bong-hai-lua-chiem-xuan Kinh Nghiệm Trị Bệnh Đạo… ky-thuat-chon-giong-lua-khoe-cho-dong-ruong Kỹ Thuật Chọn Giống Lúa…