Trồng lúa Kinh Nghiệm Trị Bệnh Đạo Ôn Cổ Bông Hại Lúa Chiêm Xuân

Kinh Nghiệm Trị Bệnh Đạo Ôn Cổ Bông Hại Lúa Chiêm Xuân

Ngày đăng 18/07/2013

1. Triệu chứng

Trên đồng ruộng các tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay phần lớn diện tích đều cấy các giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn, đặc biệt bà con nông dân thường bón thừa đạm vào giai đoạn làm đòng-trỗ-chín càng tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát triển gây hại mạnh.

Với những ruộng lúa đã bị đạo ôn lá, thường hay bị đạo ôn cổ bông, nhất là khi trỗ gặp điều kiện nhiệt độ mát

Nhận biết: Các vị trí khác nhau của bông lúa đều có thể bị bệnh với triệu chứng, các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại. Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm làm bông lúa bị lép trắng hoàn toàn. Nếu bệnh xuất hiện muộn khi hạt đã vào chắc sẽ gây hiện tượng gẫy cổ bông làm các hạt bị lửng, lép.

Bệnh đạo ôn cổ bông có thể hại trên các nhánh (chẽ) gié lúa, làm các hạt trên chẽ bị lửng lép, giảm 20-50% năng suất lúa cuối vụ. Vết bệnh ở hạt không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác.

2. Kỹ thuật phòng trừ

Biện pháp phòng bệnh: Muốn phòng trừ bệnh đạo ôn đạt hiệu quả cao cần làm tốt công tác dự tính dự báo bệnh; điều tra theo dõi và phân tích các yếu tố liên quan đến sự phát sinh của bệnh như: Vị trí tồn tại của nguồn bệnh, diễn biến của khí hậu thời tiết, tình hình sinh trưởng của cây và điều kiện đất đai, phân bón, cơ cấu giống lúa. Tăng cường sử dụng các giống lúa mới lai tạo có gen kháng bệnh trong cơ cấu giống ở những vùng bệnh thường xảy ra ở mức độ nặng.

Cần kiểm tra lô hạt giống, nếu nhiễm bệnh ở hạt cần sử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng 540C trong 10 phút hoặc các loại thuốc trị bệnh đạo ôn đặc hiệu có tác dụng tiếp xúc như : New Hynosan 30EC; Sun phát đồng (CuSO4) nồng độ 1-4% trong 24giờ. Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cây cỏ dại mang bệnh ở trên đồng ruộng.

Bón phân NPK cân đối, hợp lý đúng giai đoạn, không bón đạm tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh như thời kỳ trổ bông, bón đạm và kali cân đối sao cho khi lúa trổ bông có bộ lá đòng màu xanh hơi vàng là đạt yêu cầu. Khi có bệnh xâm nhập phải giữ mực nước trên ruộng ngập 3-5cm; ngừng bón đạm, ngừng bón kali, ngừng phun phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng các loại và phun thuốc phòng, trừ kịp thời.

Trị bệnh: Đối với bệnh đạo ôn lá giai đoạn trước trỏ bông khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần phun trừ kịp thời bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu trừ bệnh đạo ôn có uy tín cao nhiều năm trên thị trường như: FILIA-525EC; Kabim 30WP; Fujione 40EC; New Hynosan 30EC; Triozole 20WP; Beam 20WP;; TP-Zep 18EG, …

Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày tuỳ mức độ nặng của bệnh và tuỳ từng loại thuốc sử dụng. Trong vụ lúa Chiêm Xuân nếu lúa trổ bông sớm (20/4 đến 30/4), gặp rét muộn trời mát, âm u mưa phùn, mưa rào hoặc các ruộng đã bị bệnh đạo ôn lá giai đoạn trước (tuy đã khỏi bệnh) cần phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước khi trỗ 3-5 ngày bằng một trong các loại thuốc trên.

Các loại thuốc nội hấp: FILIA-525EC; Kabim 30WP; Fujione 40EC; Triozole (Beam) 20WP, phun phòng 1 lần, lượng nước thuốc đã pha 12-16lít/sào Bắc bộ 360m2, sau khi phun 4 giờ gặp mưa không cần phun lại, thuốc có hiệu lực dài sau khi phun 12-15ngày. Với những ruộng đã bị đạo ôn lá, khi thời tiết sau khi lúa xuôi trái vẫn tiếp tục thuận lợi cho bệnh phát triển, cần phun lại lần 2 sau lần 1 từ 10-12ngày.

Thuốc có tác dụng tiếp xúc như New Hynosan 30EC cần phải phun phòng 2 lần, khi lúa thấp tho trỗ và khi lúa xuôi trái, lượng nước thuốc dã pha 20-24 lít/sào/lần. Với những ruộng đã bị đạo ôn lá, khi thời tiết sau khi lúa xuôi trái vẫn tiếp tục thuận lợi cho bệnh phát triển, cần phun lần 3 sau lần 2 từ 5-7ngày.

Liều lượng, nồng độ nếu phun phòng khi bệnh chưa xuất hiện hoặc thuốc phun lần đầu dùng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Với những ruộng có bệnh đạo ôn đã xuất hiện những vết bệnh điển hình trên lá cần tăng nồng độ thuốc lên 1,2-1,5lần.

Hàng năm ở mỗi ruộng lúa, thuốc trừ bệnh đạo ôn cần phải luân phiên thay thế để tránh hiện tượng nhờn thuốc của nấm bệnh. Dùng bình bơm có "béc" tia nhỏ để phun; cho thêm chất bám dính khi phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh làm tăng khả năng bám dính của dung dịch thuốc lên lá cây, tăng hiệu quả của thuốc lên 15-20%."


Có thể bạn quan tâm

nhu-cau-dinh-duong-cua-cay-lua Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của… cach-giai-quyet-mau-thuan-giua-cay-lua-va-nuoi-ca Cách Giải Quyết Mâu Thuẫn…