Tôm thẻ chân trắng Cung cấp ozone (O3) vào ao nuôi tôm

Cung cấp ozone (O3) vào ao nuôi tôm

Ngày đăng 11/07/2015

Trong nước mặn, các hợp chất oxy hóa mạnh được sản sinh khi ozone được cung cấp gồm: OBr-, OCl-, Br-, Cl-, BrO3-, ClO3-, HBrO, HClO.

Hiện nay, việc sử dụng ozone trong các trại nuôi tôm thâm canh vẫn còn hạn chế, có lẽ do chưa có hệ thống cung cấp ozone phù hợp với thể tích nước quá lớn. Trong nước nuôi thủy sản, Ozone không chỉ cải thiện môi trường mà còn giúp cải thiện nồng độ oxy hòa tan trong nước. Bởi vì, một khi ozone hoàn thành nhiệm vụ của mình với vai trò là một bộ máy làm tinh khiết nguồn nước, phần còn thừa sẽ trở lại vai trò cung cấp oxy cho ao như nguồn oxy tự nhiên. Ngoài ra, ozone cũng rất hữu hiệu trong việc phá huỷ các amonia và các hợp chất của chúng hay các chất hữu cơ cứng đầu, khó phân hủy bằng các phương pháp sinh học khác.

Bên cạnh đó, tôm rất nhạy cảm với amonia (NH3), nitrite (NO2), hydrogensulfur (H2S) và Ozone có khả năng chuyển hóa những hợp chất vô cơ độc hại này thành những chất vô hại bằng một loạt các phản ứng hóa học, có thể tóm tắt như sau:

HBrO + NH3  -> … ->  NO3- + Br- + H+ + O2

HClO + NH3  -> … ->  NO3- + Cl- + H+ + O2

HClO + H2S  -> … ->   SO4- + Cl- + H+ + O2

………………..

Đặc biệt, Ozone có khả năng bất hoạt các mầm bệnh là vi khuẩn và virut. Mặc dù chưa rõ ràng, nhưng cũng đã có nhiều cơ chế được đề nghị. Theo đó, các lớp màng và vách của tế bào mầm bệnh là vị trí đầu tiên bị tấn công bởi các chất oxy hoá. Ở vi khuẩn, màng tế bào được tạo nên bởi các hợp chất nhạy cảm với chất oxy hóa như các hợp chất axit béo không no, amino acide có nhóm amine (NH2) và thiol (SH) …), …. Quá trình oxy hoá làm thay đổi cấu trúc và chức năng của màng tế bào. Đối với virut, lớp võ protein bên ngoài sẽ bị phá hủy trước tiên. Điều này gây ra sự biến tính và hủy diệt khả năng kết hợp với các thụ thể để tiếp cận vào bên trong tế bào ký chủ. Nếu như chất oxy hóa không thể phá hủy được lớp võ protein của virut thì DNA và RNA cũng sẽ bị phá hủy.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của ozone đối với sự tăng trưởng của tôm cho thấy rằng: nồng độ ozone sử dụng ở mức 0,22 mg/m3/giờ không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sự tăng trưởng của tôm nuôi.

Tags: cung cap ozone vao ao nuoi tom, tao oxy ao nuoi tom, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

gap-huong-di-cho-nuoi-trong-thuy-san-ben-vung GAP hướng đi cho nuôi… nuoi-tom-cang-xanh-bang-nuoc-ngam Nuôi tôm càng xanh bằng…