Giải pháp hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp
Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn tôm 30 - 40 ngày tuổi. Bệnh này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam và một số nước châu Á.
Kiểm tra gan tuỵ của tôm - Ảnh: Phan Thanh Cường
Tác nhân chính gây bệnh được xác định do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố rủi ro khác có liên quan gây AHPND bùng phát như mật độ thả quá dày, độ muối cao, pH cao, chuẩn bị ao nuôi chưa đúng kỹ thuật. Cùng đó, trong các ao nuôi sử dụng quá nhiều phân bón như ure, đường mía để gây màu nước trước khi nuôi đã kích thích tăng trưởng độc lực của Vibrio parahaemolyticus.
Nhằm giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, nhóm nghiên cứu Viện Nuôi trồng Thủy sản I đã lựa chọn sử dụng thảo dược Enkavarin và 2 loại thuốc kháng sinh là Doxycyline và Oxytetracyline. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi sử dụng thuốc Ekavarine để trị bệnh với liều dùng là 5 mg/l thức ăn cho hiệu quả cao nhất, tỷ lệ sống đạt từ 44,44 - 80,56%. Đối với kết quả sử dụng Oxytetracyline, tỷ lệ sống trong các lô thí nghiệm đều rất thấp, tối đa đạt 33,33%; sử dụng Doxyciline, tỷ lệ sống trong các lô thí nghiệm đạt 8,33 - 36,11%. Trong khi, ở những lô thí nghiệm tôm chết 100% sau 7 ngày nhiễm bệnh AHPND.
Bên cạnh đó, một số thử nghiệm đánh giá hiệu quả diệt vi khuẩn gây bệnh AHPND trên tôm bằng 6 loại hóa chất Chlorine, TCCA, Iodine-90, BKC-100, Max 80, Guardo với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết quả cho thấy, Chlorine có hiệu quả ở tất cả các nồng độ, TCCA có tác dụng diệt khuẩn từ 5 ppm trở lên. Còn các sản phẩm khác không có hiệu quả với nồng độ theo khuyến cáo, ngoại trừ BKC có tác dụng để khử trùng đáy ao với nồng độ từ 1.000 ppm trở lên.
Một nghiên cứu khác được tiến hành khi sử dụng 5 loại chế phẩm sinh học: Biolactic, E.biossub, CP Enzyme để cho ăn; Amin X5, Bio DW xử lý môi trường nước để phòng bệnh AHPND trên TTCT. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các lô thí nghiệm sử dụng các chế phẩm sinh học trên với các liều lượng khác nhau và không có sự khác biệt về tỷ lệ sống với các lô đối chứng. Và 100% số tôm thí nghiệm bị chết với dấu hiệu bệnh AHPND.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ