Tôm thẻ chân trắng Nghiên cứu trong phòng bệnh đốm trắng (WSSV)

Nghiên cứu trong phòng bệnh đốm trắng (WSSV)

Tác giả N.M, ngày đăng 05/09/2018

Bệnh WSSV gây ra trên tôm xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 20 năm, và thiệt hại của bệnh này tăng theo thời gian.

Tôm bị bệnh đốm trắng. Ảnh: Nguyễn Hoàng Trong

Để đối phó với bệnh này, trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về giải pháp phòng chống bệnh WSSV trên tôm bằng các sản phẩm vaccine. Năm 2004, Wittwveldt J và cộng tác viên đã nghiên cứu tạo ra vaccin phòng bệnh WSSV trên tôm từ một protein vỏ của virus đốm trắng là VP28, vaccine này thử nghiệm khá thành công, tuy nhiên khi đưa ra thực tế lại không khả quan vì khó có thể tiêm cho cả quần đàn tôm trong ao và giá thành lại rất cao. Năm 2011, Ling-Lin Fu đã sử dụng rVP28 tạo ra bào tử Bacillus subtilis cho tôm ăn để chống lại bệnh WSSV. Kết quả, tôm có tỷ lệ sống khá cao (> 80%) trong quy mô phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, việc sản xuất và bảo quản bào tử vẫn còn nhiều vấn đề.

Ở Việt Nam, năm 2012, Tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan - Nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Cảnh báo môi trường dịch bệnh thủy sản miền Nam, đã thử nghiệm cây diệp hạ minh châu trong công tác phòng bệnh WSSV, kết quả bước đầu có những thành công, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở quy mô thử nghiệm. Một số hộ nuôi cũng đã sử dụng cây diệp hạ minh châu đun nước cô đặc để trộn vào thức ăn cho tôm ăn phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng. Mới đây, kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu chế phẩm probiotic dạng bào tử Baccillus subtilis tái tổ hợp để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm” được thực hiện bởi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã có kết quả tốt trong phòng thí nghiệm, sản phẩm sẽ sớm ứng dụng ở nông hộ trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

phong-tri-hoi-chung-zoea-2 Phòng trị hội chứng Zoea… giai-phap-han-che-benh-hoai-tu-gan-tuy-cap Giải pháp hạn chế bệnh…