Tôm thẻ chân trắng Giải pháp phòng chống hội chứng tôm chết sớm

Giải pháp phòng chống hội chứng tôm chết sớm

Tác giả Thành Công, ngày đăng 17/12/2018

Vừa qua, hội thảo trực tuyến về quản lý hội chứng tôm chết sớm (EMS) - một bệnh gây thiệt hại hàng tỷ USD cho người nuôi tôm đã được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) tổ chức tại Việt Nam.

Kinh nghiệm từ người nuôi tôm cho thấy, khi tôm nuôi có dấu hiệu bị bệnh gan tụy nên hạn chế cho ăn hoặc giảm lượng thức ăn sẽ giảm được tỷ lệ chết của tôm.

Tại hội thảo này, các nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như doanh nghiệp đã được đưa ra để giúp cơ quan quản lý, đặc biệt là ND Việt Nam có biện pháp hạn chế thiệt hại trong nuôi tôm do EMS trong thời gian tới.

Những kết quả nghiên cứu bước đầu

Theo kết quả thực nghiệm của giáo sư Donald Lightner - Đại học Arizona (Hoa Kỳ) và Trung tâm Thử nghiệm của Tập đoàn CP (Thái Lan), mầm bệnh Vibrio parahaemolyticus gây EMS phát triển rất nhanh nên có khả năng cạnh tranh mạnh với các vi khuẩn khác. 

Khi ao nuôi được tẩy trùng bằng Chlorine trước khi thả tôm giống, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có thể phục hồi nhanh hơn nhiều so với các vi khuẩn cạnhtranh có lợi. Do đó, nếu không sử dụng kịp thời vi khuẩn có lợi để khôi phục tính đa dạng của cộng đồng vi khuẩn, Vibrio parahaemolyticus có xu hướng xâm lấn tới bề mặt. Vi khuẩn này được tìm thấy ở đáy ao và sản xuất ra chất độc cực mạnh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, EMS ít khi xảy ra ở độ mặn thấp, với độ mặn dưới 5/1000, EMS không phải là một vấn đề, do đó các trại nuôi may mắn nằm gần nguồn nước ngọt dường như không gặp vấn đề với bệnh EMS. Với độ mặn trên 5/1000, EMS sẽ là vấn đề cần đặc biệt chú ý, nhất là khi nước ao nuôi có độ mặn trên 10/1000, bởi khi đó EMS sẽ có tác động mạnh nhất. 

Khuẩn gây bệnh EMS ưa phát triển ở môi trường đáy ao nên tôm nuôi trong lồng đặt cách xa đáy ao có ít nguy cơ bị nhiễm EMS hơn. 

Giải pháp hạn chế thiệt hại do EMS

Qua thống kê cho thấy, nuôi tôm cỡ lớn dường như ít bị bệnh EMS hơn so với tôm cỡ nhỏ. Do đó, một trong những kỹ thuật là ương nuôi tôm giống trong các bể xi măng hoặc composite, từ 10-25 ngày bằng nguồn nước ao nuôi trước khi thả tôm vào nuôi trong ao. Điều này sẽ giảm thiệt hại nếu như tôm giống bị chết, người nuôi tôm không mất công xả ao và cải tạo lại ao.

Kinh nghiệm từ người nuôi tôm cho thấy, khi tôm nuôi có dấu hiệu bị bệnh gan tụy nên hạn chế cho ăn hoặc giảm lượng thức ăn sẽ giảm được tỷ lệ chết của tôm.

Phương pháp phòng bệnh EMS được các nhà khoa học quan tâm đó là nuôi ghép tôm với một số đối tượng thủy sản khác, chẳng hạn như cá rô phi. Tại Malaysia, một số người nuôi tôm đã hạn chế được thiệt hại do EMS bằng cách sử dụng nước từ ao nuôi cá măng biển và cá rô phi bơm sang ao nuôi tôm. 

Theo tiến sĩ Donald Lightner, nuôi ghép tôm với các đối tượng thủy sản khác có mức độ an toàn dịch bệnh cao hơn hẳn so với nuôi tôm độc canh. Các đối tượng thủy sản này sẽ tiêu diệt các loài thiên địch có hại để bảo vệ sự cân bằng tự nhiên vốn có, đồng nghĩa các loại vi khuẩn có hại cho tôm sẽ bị tiêu diệt và tôm không ăn phải những loài vi khuẩn này nên ít bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, giải pháp nuôi ghép vướng phải vấn đề tôm nuôi bị các đối tượng thủy sản khác ăn nếu nuôi không đúng kỹ thuật và đạt năng suất thấp so với nuôi tôm đơn canh nên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Việc sử dụng công nghệ sinh học biofloc để đa dạng hóa quần thể sinh vật trong các ao nuôi tôm cũng được quan tâm rất nhiều. Tuy chưa có các nghiên cứu giám sát về phương pháp này nhưng trong khuôn khổ nhóm công tác của Ngân hàng Thế giới/Quỹ Nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm cho thấy nhiều mô hình áp dụng công nghệ Biofloc giúp tôm ít bị nhiễm EMS hơn.


Có thể bạn quan tâm

moi-de-doa-moi-ve-vi-rut-tom-o-trung-quoc-khi-san-luong-giam Mối đe doạ mới về… phong-tri-benh-cho-tom-bang-rieng Phòng, trị bệnh cho tôm…