Hạn chế bệnh trên cây hồ tiêu
Trong canh tác hồ tiêu, nỗi lo lớn nhất của nhà vườn chính là bệnh hại gây suy yếu, thậm chí làm chết cây.
Nên trồng hồ tiêu bằng trụ sống. Ảnh: TL.
Làm thế nào để hồ tiêu ít bệnh trở thành mối quan tâm lớn của bà con trồng hồ tiêu. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi giá hồ tiêu giảm sâu, rồi chạm đáy, không còn mang lại lợi nhuận cho nhà vườn.
Với gia đình chị Sử Thị Lánh ở huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông, sự gắn bó với cây tiêu trong hàng chục năm trời đã cho chị nhiều kinh nghiệm hiểu biết “tính nết” cây tiêu. Với chị và nhiều hộ trồng tiêu xung quanh, bỏ vườn tiêu là khái niệm không bao giờ có.
Có chăng khi giá tiêu giảm, người dân phải “dè sẻn”, tìm hiểu và tính toán kỹ lưỡng hơn trong từng khâu chăm bón, lấy công làm lời để duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Có như vậy, vườn khỏe mới ít bệnh hại, năng suất duy trì ổn định, hiệu quả khai thác không ảnh hưởng.
Theo chị Sử Thị Lánh, sự “dè sẻn” áp dụng trong quy trình canh tác không phải là bớt “khẩu phần” phân bón, bỏ cây tiêu “nhịn đói”, mà chuyển đổi cách “cho ăn” bằng giải pháp.
Thứ nhất là bớt phun phí, chỉ “cho ăn” khi cây cần, tức là bón phân đúng thời điểm cây cần dinh dưỡng và bón đúng liều lượng, đáp ứng đúng nhu cầu. Song song đó là tận dụng những nguồn phân hữu cơ tại chỗ như phân chuồng, lá cây trụ sống, lá tiêu để ủ hoai, sau đó dùng bón lại cho vườn. Quan trọng hơn, là lấy công làm lời bằng cách thường xuyên thăm vườn, phát hiện kịp thời bệnh hại để có giải pháp phòng trị hiệu quả ngay khi bệnh mới khởi phát.
Thực tế, cách làm này đã mang về hiệu quả cho gia đình chị và nhiều bà con nơi đây. Vườn tiêu khỏe, ít bệnh hại tấn công, khiến cây tiêu cho năng suất tốt, chi phí sản xuất tiết kiệm, hiệu quả kinh tế ổn định cho nhà vườn, dù rằng trong tình hình giá bán hồ tiêu ảm đạm, giảm sâu vì bị nhiều yếu tố ảnh hưởng.
Giờ đây, khi giá hồ tiêu đang dần phục hồi, những vườn hồ tiêu khỏe như của nhà chị Lánh càng thuận lợi cho năng suất cao hơn nữa khi được đầu tư chăm bón với quy trình thâm canh phù hợp.
Trồng hồ tiêu trên trụ sống là một trong những khuyến cáo, cũng là bước đầu tiên trong quy trình canh tác hồ tiêu theo hướng hữu cơ sinh học. Quản lý ánh sáng tán xạ từ trụ sống sẽ giúp cây tiêu sinh trưởng, phát triển tốt.
Nhà vườn cũng nên tận dụng cành, lá từ trụ sống để ủ phân, bón lại cho vườn, tiết kiệm chi phí phân bón. Việc quản lí cỏ dại trong vườn theo tiêu chí không làm sạch cỏ, giữ được sự đa dạng sinh học, tránh mất cân bằng sinh thái khiến vi sinh vật gây hại phát triển gây bệnh cho hồ tiêu, giúp cây khỏe hơn, ít bị bệnh hại tấn công.
Riêng chế độ phân bón, cần cân đối giữa hữu cơ, hữu cơ vi sinh và NPK có bổ sung trung vi lượng. Đây được xem là giải pháp thông minh vì vừa giúp cây hồ tiêu phát triển khỏe, kháng bệnh hại, đặc biệt, với lượng bón vừa đủ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt, tránh thất thoát, từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư.
Các nhà khoa học khuyến cáo quy trình bón phân cho hồ tiêu đạt hiệu quả cây sinh trưởng tốt, hạn chế bệnh hại, cho năng suất cao mà nhà vườn nên áp dụng là: Vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 5 - 6), bón phân hữu cơ (phân chuồng), lượng bón 5 kg/trụ, bón 2 đợt.
Bà con cũng có thể sử dụng Phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâu HCMK 7 để bón cho vườn cây, lượng bón 3-4 kg/trụ/lần bón, bón 3 - 4 lần/năm để đạt hiệu quả cao giúp đất tơi xốp, tăng hiệu quả hấp thu phân vô cơ, đồng thời giúp cây tăng sức chống chịu với thời tiết bất thuận và phục hồi nhanh sau khi thu hoạch.
Đầu mùa mưa (tháng 6 - 8), bón phân Đầu trâu Tăng trưởng, lượng bón 0,3 kg/trụ, bón 1 đợt. Cuối mùa mưa (tháng 9 - 10): bón phân Đầu trâu Hồ tiêu Kinh doanh, lượng bón 0,3 kg/trụ, bón 1 đợt.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ