Tin nông nghiệp Hướng dẫn các bước xử lý ổ dịch Dịch tả heo Châu Phi - Phần 2

Hướng dẫn các bước xử lý ổ dịch Dịch tả heo Châu Phi - Phần 2

Tác giả Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, ngày đăng 03/06/2019

Trình tự thực hiện tiêu hủy tại hố chôn:

Trường hợp 1: Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực hộ nuôi có ổ dịch

+ Tất cả các thành viên Tổ tiêu hủy mặc bảo hộ cá nhân.

+ Tổ tiêu hủy cử một người rãi vôi bột từ chổ xe vận chuyển đến hố chôn.

+ Tất cả các thành viên Tổ tiêu hủy vận chuyển heo vào hố chôn.

+ Khi đưa toàn bộ số heo bệnh vào hố xong, tiến hành rải một lớp vôi bột lên bề mặt theo tỷ lệ khoảng 1 kg vôi /m2, phun thuốc sát trùng, phủ bạt nilon lại, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn.

+ Tất cả các thành viên Tổ cởi bảo hộ và cử 1 người ở lại  thực hiện gôm bảo hộ đưa vào một vị trí gần hố, phun xịt toàn bộ khu vực hố chôn, từ hố chôn ra xe, sau khi hoàn thành quay trở lại hố chôn cởi bảo hộ và đốt toàn bộ bảo hộ của Tổ tiêu hủy.

+ Tất cả Tổ tiêu hủy cởi đồ đang mặc cho vào nước xử lý, vệ sinh cơ thể bằng xà phòng, mặc đồ mới.

+ Phía bên ngoài bố trí lực lượng khác thực hiện phun xịt khử trùng phương tiện vận chuyển, phun xịt khi Tổ tiêu hủy khi di chuyển ra ngoài.

Trường hợp 2: Trường hợp địa điểm tiêu hủy tại hộ nuôi có ổ dịch

+ Tổ tiêu hủy thực hiện đưa toàn bộ số heo bệnh vào hố, tiến hành rải một lớp vôi bột lên bề mặt theo tỷ lệ khoảng 1kg vôi /m2, phun thuốc sát trùng, phủ bạt nilon lại, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn.

+ Tất cả các thành viên Tổ cởi bảo hộ và cử 1 người ở lại thực hiện gôm bảo hộ đưa vào một vị trí gần hố, phun xịt toàn bộ khu vực hố chôn, sau khi hoàn thành cởi bảo hộ và đốt toàn bộ bảo hộ của Tổ tiêu hủy.

+ Tất cả Tổ tiêu hủy cởi đồ đang mặc cho vào nước xử lý, vệ sinh bằng xà phòng, mặc đồ mới. Khi Tổ tiêu hủy ra bên ngoài hộ có dịch cần được phun xịt khử trùng một lần nữa.

Quản lý hố chôn

- Hố chôn phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực.

- UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn (phải mặc bảo hộ khi vào hố chôn).

- Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại UBND xã, phường, thị trấn.

* Bước 6: Khoanh vùng ổ dịch

Ban Chỉ đạo huyện, thị, thành; UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra ổ dịch và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiến hành khoanh vùng ổ dịch và thực hiện tiêu độc, khử trùng như sau:

-  Ổ dịch là trại, các trại chăn nuôi heo hoặc hộ gia đình chăn nuôi heo trong 01 đơn vị cấp xã nơi phát hiện vi rút dịch tả heo châu Phi.

-  Vùng dịch: là xã, phường, thị trấn nơi có ổ dịch: Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và tiến hành tiêu hủy bất kỳ con heo nào có biểu hiện bị bệnh Dịch tả heo Châu Phi.

-   Vùng bị dịch uy hiếp: Trong phạm vi 3km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2 – 3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và tiến hành tiêu hủy bất kỳ con heo nào có biểu hiện bị bệnh dịch tả heo châu Phi.

-   Vùng giám sát dịch bệnh (vùng đệm): Trong phạm vi 10 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 1 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch; đồng thời thực hiện việc theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con heo nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả heo Châu Phi và thực hiện tiêu hủy theo quy trình khi mẫu xét nghiệm dương tính.

* Bước 7: Kiểm soát vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo

  Thành lập 2 Chốt kiểm soát phương tiện vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo trên trục đường giao thông chính qua vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Chốt do Tổ chốt chặn kiểm dịch của xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện. Chốt phải đảm bảo kiểm soát các phương tiện vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, nhằm khống chế không để dịch bệnh lây lan.

* Bước 8: Thông tin, tuyên truyền và cảnh báo dịch bệnh

Tổ thông tin, tuyên truyền huyện, thị, thành phối hợp với Tổ thông tin, tuyên truyền xã, phường, thị trấn thực hiện thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh Dịch tả heo Châu phi, các biện pháp phòng, chống tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm; Thông tin số điện thoại đường dây nóng, hướng dẫn người dân khai báo với chính quyền địa phương khi phát hiện heo mắc bệnh, tuyên truyền người dân nên sử dụng sản phẩm thịt heo an toàn, thực hiện 5 không theo quy định của Luật Thú y trong phòng chống bệnh dịch tả heo châu phi.

Trên đây là hướng dẫn các bước xử lý ổ dịch dịch tả heo châu Phi, đề nghị Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị, thành áp dụng tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện, thị, thành trong thực hiện  xử lý ổ dịch dịch tả heo châu Phi, tùy theo điều kiện thực tiễn ở địa phương có thể bổ sung thêm, thay đổi các bước để đảm bảo xử lý ổ dịch tốt, khống chế không để dịch lây lan.


Có thể bạn quan tâm

doc-dao-dua-chuot-thom-mui-dua Độc đáo dưa chuột thơm… huong-dan-cac-buoc-xu-ly-o-dich-dich-ta-heo-chau-phi-phan-1 Hướng dẫn các bước xử…