Tin thủy sản Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 12

Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 12

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 04/06/2020

Chương 8: Câu chuyện về tình huống minh họa

Hình 8.1 Một trang trại tuần hoàn chăn nuôi cá hồi hai năm ở Chile. Nguồn: Bent.

Sản xuất cá hồi hai năm ở Chile

Sự tăng trưởng sản lượng cá hồi Chile trong những năm 90 đòi hỏi nguồn cung ứng cá hồi hai năm từ vùng nước ngọt ngày càng tăng để thả vào lồng chăn nuôi cá trên biển. Cá hồi hai năm được sản xuất tại vùng nước sông hoặc trong hồ, những nơi mà nước quá lạnh và môi trường bị ảnh hưởng. Việc giới thiệu công nghệ tuần hoàn đã giúp những người chăn nuôi cá hồi hai năm sản xuất được số lượng lớn cá hồi với chi phí thấp hơn đáng kể dưới hình thức thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các điều kiện chăn nuôi tối ưu dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn, điều này có thể tạo ra bốn vụ cá hồi mỗi năm thay vì công nghệ một vụ một năm trước đó. Sự thay đổi này làm cho toàn bộ chuỗi sản xuất suôn sẻ hơn rất nhiều với luồng cá hồi liên tục được thả vào lồng nuôi nơi mà ở đó cá hồi lớn sẽ được thu hoạch với một tỷ lệ không đổi ở kích cỡ phù hợp sẵn sàng đưa ra thị trường.

Nuôi cá bơn ở Trung Quốc

Tuần hoàn nước mặn là một công việc kinh doanh đang phát triển sản xuất nhiều loài như cá mú, cá chẽm, cá bống, cá bơn lưỡi ngựa, cá bơn, v.v. Cá bơn là một loài rất phù hợp nuôi trong hệ thống tuần hoàn, nó cũng được nuôi bởi các nhà sản xuất Trung Quốc. Kết quả sản xuất từ các lắp đặt như vậy đã cho thấy rằng cá bơn hoạt động rất tốt trong một môi trường được kiểm soát toàn diện. Nhiệt độ tối ưu để nuôi cá bơn khác nhau tùy theo kích cỡ và cá bơn thường nhạy cảm với những thay đổi trong điều kiện sống. Việc loại bỏ những thay đổi như vậy rõ ràng sẽ mang lại lợi nhuận trong việc chăn nuôi cá bơn vì cá bơn 2 kg có thể được sản xuất trong hai năm so với điều kiện chăn nuôi bình thường mất 4 năm.

Hình 8.2 Một trang trại chăn nuôi cá bơn ở Trung Quốc. Nguồn: nhóm AKVA.

Mô hình trang trại chăn nuôi cá hồi ở Đan Mạch

Đan Mạch chắc chắn là tiền phong trong nghề chăn nuôi cá hồi an toàn với môi trường. Các quy định nghiêm ngặt về môi trường đã buộc người chăn nuôi cá hồi phải áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu việc xả thải từ những trang trại của họ. Kỹ thuật tuần hoàn được giới thiệu bằng cách phát triển cái gọi là mô hình trang trại chăn nuôi cá để tăng sản lượng đồng thời giảm tác động môi trường. Thay vì sử dụng lượng nước khổng lồ từ dòng sông thì người ta sử dụng một lượng ít nước ngầm từ các tầng địa chất phía trên để bơm vào trang trại và tuần hoàn nước. Hiệu quả đạt được rất đáng kể, nhiệt độ nước ổn định hơn quanh năm cùng với một cơ sở hiện đại dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao hơn và sản xuất hiệu quả hơn do giảm các lệ phí, chi phí đầu tư bao gồm. Hiệu ứng tích cực của tác động môi trường có thể được nhìn thấy trong Chương 6.

Hình 8.3 Một trang trại chăn nuôi kiểu Đan Mạch. Nguồn: Kaare Michelsen, Nuôi trồng thủy sản Đan Mạch.

Tái tuần hoàn và thả cá lại

Các sông và hồ sạch và trữ lượng tự nhiên đã trở thành một mục tiêu môi trường quan trọng ở nhiều quốc gia. Bảo tồn thiên nhiên bằng cách khôi phục môi trường sống tự nhiên và thả lại các loài cá hoặc chủng cá có nguy cơ bị tuyệt chủng là một trong nhiều sáng kiến.

Cá hồi biển là một loài cá giải trí (loài cá được dùng để câu cá giải trí) phổ biến cư ngụ tại nhiều sông ở Đan Mạch, nơi mà hầu hết mọi dòng sông đều có giống cá hồi đặc chủng. Việc lập bản đồ di truyền được thực hiện bởi các nhà khoa học đã làm cho bản đồ di truyền có thể phân biệt giữa các chủng khác nhau. Khi cá hồi biển trưởng thành, nó di cư từ biển trở lại sông nơi mà nó được sinh ra để sinh sản. Ở một vùng của Đan Mạch được gọi là Funen, các dòng sông đã được khôi phục và các chủng hoang dã còn lại đã được cứu bởi một chương trình thả lại giống liên quan đến nuôi trồng thủy sản tuần hoàn. Cá trưởng thành được đánh bắt bằng cách dùng điện đánh bắt cá và trứng cá nở ra và được nuôi trong một cơ sở tuần hoàn. Khoảng một năm sau, cá con được thả lại vào cùng một dòng sông nơi mà bố mẹ chúng đã bị bắt.

Các chủng khác nhau đã được cứu và cá hồi biển hy vọng sẽ có thể tự sinh tồn trong môi trường sống này trong thời gian sắp tới.

Quan trọng nhất là chương trình này cũng đã dẫn đến một cơ hội tốt hơn để đánh bắt cá hồi biển khi ngư dân câu cá giải trí đang câu cá ở bờ biển của Đan Mạch. Do đó, du lịch câu cá đã trở thành một nguồn thu nhập hiệu quả dành cho các doanh nghiệp địa phương như khách sạn, khu vực cắm trại, nhà hàng, v.v ... Nói chung, đây là một việc làm có lợi cho cả đôi bên thiên nhiên và lợi ích thương mại địa phương.

Aquaponics - một hệ thống trồng cây, nuôi cá tích hợp đồng thời cả hai hệ thống: nuôi trồng thủy sản và thủy canh, dựa trên nguyên tắc của hệ thống sản xuất trong tự nhiên

Trồng cây và nuôi cá kết hợp đã được thực hiện từ hàng ngàn năm trước ở Trung Quốc cổ đại. Cây trồng phát triển bằng cách sử dụng các chất dinh dưỡng được bài tiết từ cá và cả cá và cây trồng đều có thể được thu hoạch để tiêu thụ. Trong nuôi trồng thủy sản hiện đại, sự kết hợp giữa chăn nuôi cá bằng hệ thống tuần hoàn và trồng cây trong nhà kính bằng kỹ thuật thủy canh sử dụng nước dinh dưỡng mà không cần đất được đặt tên là “aquaponics”. Công nghệ này tuy vẫn chưa được công nghiệp hóa nhưng được sử dụng rộng rãi ở quy mô nhỏ trên toàn cầu.

 

Hình 8.4 Ảnh nghiên cứu aquaponics tại Viện Thực phẩm & Nông nghiệp Toàn cầu gần Copenhagen, Đan Mạch. Hệ thống này được xây dựng tại một cơ sở nhà kính hiện có, bao gồm bể nuôi cá và bàn trồng rau cùng với hệ thống tuần hoàn nước có hai vòng tuần hoàn độc lập. Một trong hai vòng tuần hoàn chạy qua hệ thống lọc nước và có thể được chuyển đến khi các bàn trồng rau hoặc quay trở lại bể cá. Vòng tuần hoàn còn lại cung cấp nước trực tiếp vào các bàn để trồng rau diếp hoặc các loại thảo mộc như cây xô thơm (ngải đắng), húng quế và húng tây. Nguồn: Paul Rye Kledal, Viện Thực phẩm & Nông nghiệp Toàn cầu.

Trang trại lớn

Quy mô của các trang trại chăn nuôi cá phát triển không ngừng khi sản lượng nuôi trồng thủy của sản thế giới gia tăng. Ngày nay, một trang trại lồng biển trung bình ở biển Na Uy đang sản xuất khoảng 5.000 tấn cá hồi mỗi năm chỉ tại một địa điểm. Hiện chưa có các hệ thống trên đất liền nào có quy mô như vậy nhưng các dự án tuần hoàn mới sản xuất cá hồi ở khối lượng này đang xuất hiện.

Kết hợp các trang trại trên đất liền với chăn nuôi lồng biển là một cách sản xuất rất hiệu quả và có lẽ là cơ cấu có tính cạnh tranh nhất. Cá nhỏ được sản xuất trên đất liền trong các hệ thống có năng suất cao và được thực hiện một cách khéo léo và nghiêm túc trước khi chúng được thả vào các lồng biển rộng lớn để nuôi ở giai đoạn phát triển. Ở một số vùng, nuôi cá bằng lồng không được phổ biến và các trang trại trên đất liền dưới hình thức các nhà máy tuần hoàn được coi là một giải pháp tương lai để sản xuất cá nuôi. Dấu vết sinh thái thấp và lượng tiêu thụ nước cũng vậy. Mặc dù chi phí sản xuất cá trên đất liền vẫn cao hơn chi phí sản xuất cá trong lồng biển nhưng các hệ thống có độ an toàn thực phẩm cao và kiểm soát chặt chẽ và đầu ra không đổi và có thể dự đoán được.

 

Hình 8.5 Một trang trại chăn nuôi cá hồi 2000 tấn ở Hirtshals, Đan Mạch đang trong giai đoạn xây dựng năm 2013. Hệ thống này dựa trên công nghệ tuần hoàn và được che chắn bởi một tòa nhà hoàn thiện để kiểm soát nhiệt độ và có độ an toàn sinh học cao. Cá hồi được nuôi từ trứng cá đến kích cỡ 4 kg trong 2 năm trong các bể lớn đạt gần 1000 m3 mỗi bể. Các túi lớn màu trắng ở phía trước được đóng gói vật liệu sinh học sẵn sàng để lắp đặt trong các buồng lọc sinh học. Nguồn: nhóm Axel / AKVA.

Tương lai của công nghệ tuần hoàn

Nuôi cá trước trong các hệ thống tuần hoàn để đạt kích cỡ lớn hơn trước khi thả chúng vào lồng biển là một cách để tăng thêm lợi nhuận. Ngành công nghiệp chăn nuôi cá hồi Na Uy đang đầu tư vào các cơ sở tuần hoàn lớn với mục đích sản xuất cá hồi hai năm có kích cỡ lớn hơn. Cá  hồi hai năm thường có khối lượng ban đầu là 100 gram khi được thả vào lồng nuôi. Việc tăng khối lượng lên 300 gram trước khi thả sẽ cải thiện được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng đáng kể từ giai đoạn chăn nuôi cho đến khi thu hoạch ở kích cỡ bán được là 4-5 kg.

 

Hình 8.6 Hệ thống tuần hoàn ngày càng lớn hơn với các bể lớn hơn để phù hợp với việc tăng thêm khối lượng sản xuất. Sự thay đổi kích cỡ của cá hồi hai năm ở Na Uy từ 100 gram lên 300 gram sẽ tăng gấp ba sản lượng trên đất liền, do đó sản lượng cá hồi hai năm hiện tại của Na Uy trên đất liền khoảng 35000 tấn mỗi năm sẽ tăng lên khoảng 100000 tấn mỗi năm.


Có thể bạn quan tâm

bach-dan-va-hang-rao-mien-dich-bao-ve-ca Bạch đàn và hàng rào… xam-nhap-man-co-the-nuoi-ca-tram-den-khong Xâm nhập mặn: Có thể…