Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ - Phần 5
V/ LUÂN CANH
Khi những cây trồng khác nhau được trồng nối tiếp trên cùng một ruộng, mỗi cây trồng sử dụng đất theo cách của riêng nó và vì thế làm giảm nguy cơ đất bị suy kiệt dinh dưỡng. Luân phiên các loại cây trồng hợp lý cũng ngăn cản sự phát triển các mầm bệnh trong đất. Vì thế, việc tạm ngừng canh tác cần được chú ý khi canh tác cùng loại cây và các cây cùng họ.
Để ngăn cản sự phát triển của các loại cỏ có sức sống dai, sau khi thu hoạch, nên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng dinh dưỡng dài sau các cây trồng có khả năng lấn át cỏ dại tốt. Trồng thay đổi giữa các cây có rễ ăn sâu với rễ nông và loại cây cho thân cao với loại cho sinh khối lớn che phủ mặt đất nhanh cũng giúp ngăn chặn các loại cỏ dại phát triển.
Nguyên tắc của luân canh là các cây được trồng luân phiên nhau có nhu cầu dinh dưỡng từ đất khác nhau. Cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng cao thì nên trồng sau các cây phân xanh và các cây trồng tiếp theo nó là cây đòi hỏi ít dinh dưỡng hơn. Các loại cây khác nhau được trồng trong cách phối hợp này – rau ăn rễ hoặc củ như khoai lang, cà rốt; rau ăn lá như cải bắp với loại ăn quả như ngô, cà chua.
Để lập một kế hoạch luân canh, cây trồng nên được quy theo nhóm có những vấn đề về sâu bệnh hại và nhu cầu dinh dưỡng tương tự
Nhóm | Một số cây trồng chính |
Rau ăn lá | Rau diếp, rau chân vịt, spinach, rau muống, dền, rau ngót, …. |
Cải bắp | Lơ xanh, lơ trắng, cải thảo, cải ngọt, củ cải |
Rau ăn quả | Cà chua, cà tím, dưa chuột, mướp, ớt cay, ớt ngọt |
Rau ăn rễ | Hành tây, tỏi, tỏi tây |
Cây họ đậu | Đậu ăn quả, đậu hà lan, lạc |
Các cây khác | Khoai tây |
Công thức luân canh 5 nhóm rau dựa trên ý tưởng rằng nên có 20 % diện tích đất canh tác được “nghỉ ngơi” ở một số giai đoạn trong chu kỳ mùa vụ bằng cách trồng một loại cây phân xanh nhưng không thu hoạch nó như rau. Trong khoảng thời gian này để có đủ thời gian nghỉ ngơi để có khả năng xây dựng độ phì để cho cây trồng tiếp theo sử dụng. Do đó, khi luân canh ngắn, hiệu quả của cây phân xanh bị giảm bớt vì thế cần điều chỉnh làm sao để có thể sử dụng cây phân xanh hiệu quả. Trong khoảng thời gian luân canh dài hơn (12 tháng hoặc hơn) cây phân xanh có thể được thu hoạch để làm phân ủ và làm thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên với hướng luân canh ngắn ở Việt nam sẽ làm hạn chế khả năng này.
Chú ý
Ớt nên được trồng trong giai đoạn đầu luân canh vì chúng đòi hỏi dinh dưỡng cao. Sau đó những loại cây cần ít dinh dưỡng hơn được trồng tiếp theo nó
Cây phân xanh như giống lạc L14 sẽ cho lượng sinh khối 10 tấn/ha và đạm là 30 kg N/ha. Cây phân xanh sẽ được trồng trong mùa mưa khi giá rau thấp và nó sẽ hoàn lại mức thu nhập bị thâm hụt qua việc trả lại đất lượng dinh dưỡng tương xứng cho từng cây trồng.
Một phương pháp trồng cây hỗn hợp đó là cùng một thời điểm một vài loại cây khác nhau được trồng cùng nhau (nhưng sẽ phải đương đầu với vấn đề thiếu nước trong mùa khô).
VI/ QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI
Nguyên tắc cơ bản quản lý sâu bệnh hại trong canh tác hữu cơ là cây khỏe có sức đề kháng sâu bệnh hại tốt hơn.
Trong canh tác hữu cơ, những thói quen tốt trong nghề nông như tỉa cây, giữ vệ sinh, kiểm soát bằng biện pháp cơ học như sử dụng bẫy, chuẩn bị đất tốt cùng với sử dụng các loại thảo mộc khác nhau đáp ứng cơ bản chương trình quản lý sâu bệnh hại cân bằng
Thông qua luân canh, trồng cây che phủ và tạo sự đa dạng hóa cho môi trường sống tổng thể để khuyến khích sự có mặt của các loài thiên địch. Nếu các biện pháp phòng ngừa không đáp ứng đủ sự kiểm soát cần thiết thì có thể sử dụng thuốc thảo mộc hoặc sinh học để phun.
Trong sản xuất rau, tổ chức được một cơ cấu luân canh cây trồng tốt, chuẩn bị luống trồng thoát nước tốt là yếu tố thiết yếu. Luân canh làm giảm nguy cơ truyền bệnh từ cây này tới cây khác.
Trồng cây hỗn hợp: cũng giúp làm giảm tác động rủi ro của sâu bệnh hại khi hệ thống canh tác phát tán sâu bệnh. Một loại cây trồng có thể bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh này nhưng loại khác lại không. Trồng cây hỗn hợp cũng là cách tốt nhất hoàn trả dinh dưỡng cho đất. Việc đưa cây phân xanh vào trong luân canh cũng có thể đáp ứng một môi trường sống cho thiên địch (những hàng cây cho các con ăn mồi trú ngụ) vì thế làm giảm ảnh hưởng của sâu hại lên các cây trồng khác.
Còn có thêm một lợi ích nữa là sự đa dạng cây trồng tạo một môi trường tốt trong hệ thống bởi nó cung cấp bóng mát, đạm hoặc cản gió cho các cây trồng khác. Kết hợp trồng các cây như hành tây với cà rốt, bí xanh với ngô, húng và cà chua là các cây trồng kèm nhau rất phổ biến.
Di dời các cây trồng bị bệnh hại trong cánh đồng trước và sau khi thu hoạch giúp làm giảm mức độ lây nhiễm sâu bệnh. Thường những vật liệu thực vật được thu dọn có thể đưa vào ủ phân tuy nhiên nên được đốt những vật liệu đã bị nhiễm bệnh nguy hiểm.
Một số thực vật hoặc cây trồng có thể được canh tác một cách đặc biệt thành các bờ dải cây tạo nơi ẩn náu cho các động vật ăn mồi tự nhiên hoặc các côn trùng có ích có thể sinh sống ở đó. Ví dụ những cây thuộc họ hoa tán (như thì là, mùi và cần tây) là những cây chủ tuyệt vời cho các côn trùng khác. Những dải cây này được trồng và được chăm sóc khi có yêu cầu, những bụi cây nhỏ có thể duy trì như một bộ phận trong hệ thống canh tác ở vườn hay nông trại.
Cách làm tốt nhất khuyến khích nông dân:
• Thăm đồng thường xuyên để quan sát cây trồng và theo dõi mức độ sâu bệnh và thiên địch trên đồng ruộng.
• Khuyến khích đa dạng sinh học ở khu vực sản xuất bằng cách trồng cây làm thức ăn và nơi trú ngụ cho các côn trùng có ích như nhện, bọ ngựa, bọ rùa và các thiên địch khác như chim chóc.
• Hạn chế ở mức thấp nhất việc sử dụng các chất thảo mộc và phun thuốc sinh học (Một số thảo mộc như nicotin có trong thuốc lá rất độc cho con người hoặc côn trùng có ích).
• Giữ đồng ruộng không bị cỏ dại gây thiệt hại.
• Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên (Dọn các lá già bị bệnh ra khỏi ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch vv…) để hạn chế thấp nhất nguồn lây nhiễm.
Các lựa chọn vật tư đầu vào
Tiêu chuẩn hữu cơ có liệt kê các đầu vào được phép sử dụng. Những ví dụ cho cách lựa chọn khác nhau gồm:
- Thuốc sinh học như BT (Bacillus thuringiensis) và NPV.
- Thuốc thảo mộc được làm từ gừng, ớt, tỏi, lá hoặc hạt xoan (xoan địa phương) hoặc cây tỏi.
Thận trọng!
- Mặc dù được lấy từ nguồn tự nhiên, so với thuốc hóa học, thảo mộc không hẳn là an toàn hơn hoặc ít độc hại cho con người, động vật và các côn trùng không gây hại. Thực tiễn, đa số các chất thảo mộc là thuốc trừ sâu có phổ tác động rộng giết chết cả con có lợi và có hại một cách bừa bãi.
- Một số thảo mộc gây dị ứng cho con người, một số khác có tính độc cao đối với cá và động vật, và một số thậm chí có thể gây ung thư. Thuốc sâu thảo mộc vì thế chỉ được sử dụng như là một phương sách cuối cùng sau tất cả các biện pháp khác. Phải cố gắng thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước khi sử dụng thảo mộc hoặc nếu phun các sản phẩm khác phải được trình bày tới thanh tra hữu cơ!
Tiêu chuẫn hữu cơ yêu cầu tất cả các vật tư đưa vào sản xuất phải được nông dân ghi lại (ngày, loại vật tư sử dụng, lượng vv…) vào sổ ghi chép các hoạt động trong trang trai/ nơi sản xuất và được nông dân lưu giữ.
Trong canh tác hữu cơ, thiết bị phun chỉ được sử dụng riêng cho hữu cơ. Nếu trong nông hộ có trồng các cây theo phương pháp thông thường thì phải có bình phun riêng được sử dụng cho những ruộng này.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ