Tin nông nghiệp Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ - Phần 6

Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ - Phần 6

Tác giả 2LUA.VN tổng hợp, ngày đăng 06/01/2018

VI/ QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI

1) MỘT SỐ SÂU HẠI PHỔ BIẾN

Giòi đục lá – Nhìn chung giòi đục lá là loại sâu nhỏ gây ảnh hưởng tới các lá ở phía ngoài (lá già) của cây. Trong canh tác thông thường (không hữu cơ) các biện pháp kiểm soát sử dụng thuốc sâu nội hấp thấm sâu qua lá để có thể tiêu diệt giòi đục nằm bên trong lá. Để kiểm soát sâu hại này phải tìm cách để giòi tiếp xúc với vật chất trực tiếp và qua đường tiêu hóa, vì thế việc kiểm soát loài sâu hại này sẽ kém hiệu quả hơn trong canh tác hữu cơ. Tuy nhiên trong điều kiện canh tác phù hợp, giòi đục lá nhìn chung có thể được bỏ qua vì cây trồng thường phát triển đủ nhanh và tạo ra nhiều lá mới không bị gây ảnh hưởng bởi sâu hại này, ngoài ra phần lớn giòi đục lá bị kiểm soát bởi các sinh vật ký sinh ở hầu hết các trường hợp.

Những kiến thức về vòng đời nên được sử dụng tập trung vào giai đoạn giòi ở bên ngoài lá (trứng, nhộng, ruồi). Chế phẩm xoan có thể được thử nghiệm để kiểm tra hiệu quả kiểm soát giòi của . Sử dụng bẫy có thể có hiệu quả để bẫy ruồi trước khi nó đẻ trứng.

Các loại sâu thân mềm khác nhau – động vật ăn mồi là hàng rào phòng thủ đầu tiên và bẫy đèn cũng rất có ích. Bacillus thuringiensis (BT) có thể được sử dụng ở giai đoạn trồng cây để kiểm soát sâu xám và phun lên cây trong quá trình phát triển để kiểm soát tất cả các loại sâu ăn lá.

Thuốc sinh học BT rất có sẵn ở Việt Nam và các thử nghiệm đã được tiến hành như một phần hoạt động của dự án ADDA-VNFU cho thấy nông dân hài lòng với kết quả thu được khi sử dụng nó để kiểm soát sâu.

Rệp: Các loại rệp khác nhau thường tác động đến những bộ phận mềm non của cây bằng việc hút nhựa từ thân cây và tiết ra chất mật như sương đọng lại ở đó (làm vật chủ cho mốc đen ký sinh).

Các loại rệp mẫn cảm với một số ký sinh và loài ăn mồi (như bọ rùa, ruồi ăn thịt, chuồn cỏ và chim). Các biện pháp kiểm soát có thể bao gồm cả phun nước hoặc nước xà phòng, tỏi và ớt và dầu khoáng ở tỉ lệ 5% (5 ml cho 1 lít nước) và phun vào sáng sớm hoặc khi trời có nhiều mây.

Bọ xít (Bọ xít xanh hại rau) có thể trở thành loại sâu hại đáng lo ngại đặc biệt trong thời kỳ đất khô hạn. Duy trì ẩm độ đất tốt bằng cách tưới nước thường xuyên có thể làm giảm ảnh hưởng của bọ xít cùng với việc làm sạch cỏ ở những diện tích ở gần phía cuối ruộng. Phun nước sạch có thể làm giảm ảnh hưởng của bọ xít nhưng đối với trường hợp bọ xít phá hoại nghiêm trọng, để cố gắng tiêu diệt chúng và có thể sử dụng biện pháp trộn bột nhão với nước và phun lên cây hoặc sử dụng thuốc sâu hữu cơ (Theo tiêu chuẩn IBS-IFOAM Basic Standards).

Bọ phấn trắng (họ Aleyrodidea) có thể trở thành vấn đề trong các khu vực kém lưu thông không khí. Có nhiều cách kiểm soát nhưng cách hiệu quả nhất là lợi dụng ong kí sinh (Encarsia formasa và các loại khác). Biện pháp kiểm soát này có thể được khuyến khích bằng cách trồng những cây có hoa ở gần ruộng hoặc gần cây trồng. Sử dụng tấm bẫy dính màu vàng, dầu khoáng (trong những trường hợp được cân nhắc) phun tỏi và ớt cũng là những biện pháp được sử dụng.

Sâu bột (Pseudococcus spp) thường được tìm thấy ở những khe hoặc chỗ kín trong phạm vi xung quanh gốc cây. Chúng bị ăn bởi bọ rùa và ong kí sinh chalcid. Đốt những vật liệu thực vật bị nhiễm sâu nặng. Phun dầu khoáng cũng là một biện pháp kiểm soát.

Bọ nhảy Có thể gây nhiều thiệt hại cho các cây non của các cây họ cải, đặc biệt là củ cải. Thiệt hại lớn nhất khi thời tiết khô và ẩm độ thấp. Vì thế nông dân nên giữ ẩm độ đất đủ cao. Để tìm thấy cây chủ của chúng, bọ nhảy sử dụng khứu giác để ngửi. Vì thế trồng trộn cải bắp với cây trồng khác đặc biệt những cây có mùi hắc như tỏi. Để đạt hiệu quả tốt hơn, hãy trồng lẫn lộn chúng một cách bừa bãi chứ không trồng trộn theo hàng. Thỉnh thoảng phun tỏi cũng rất hiệu quả. Có thể xử lý phơi đất để diệt bọ nhảy trong đất trước khi trồng cây. 

Phơi đất thế nào?

1. Đào đất sâu 20 – 30 cm, làm nhỏ đất, lên luống và san cho phẳng mặt luống

2. Tưới nước lên trên bề mặt ngấm sâu tới 15 – 20 cm

3. Phủ toàn bộ bề mặt luống bằng màng nilon màu sáng trong.

4. Bịt kín tất cả các cạnh bằng cách phủ đất hoặc đặt đá lên các rìa của màng phủ.

5. Để tấm phủ như vậy trong 10-15 ngày. Trong khoảng thời gian này, đất ở bên dưới màng phủ nilon sẽ bị nóng lên và giết chết côn trùng kể cả bệnh và hạt cỏ.

6. Tháo tấm phủ nilon ra

7. Nếu phải làm đất để trồng cây, thì phải làm đất nông, dưới 5cm để tránh di chuyển những đất không được xử lý lên trên bề mặt. 

2) MỘT SỐ BỆNH HẠI PHỔ BIẾN

Bệnh sương mai Phytothera hại cà chua – vệ sinh đất trồng, ruộng thoát nước và thông khí tốt, thu dọn toàn bộ lá cây chạm vào đất cũng như lựa chọn các giống chống chịu. Có thể được hỗ trợ thêm bằng cách dùng đồng như một loại thuốc trừ nấm, tuy nhiên có những yêu cầu khi sử dụng đồng và chúng phải tuân thủ theo từng tiêu chuẩn IBS. Dung dịch phân ủ cũng có lợi (chất lỏng được tạo ra khi ngâm một bao phân ủ vào nước qua một đêm) và được bón thường xuyên hàng tuần với tỉ lệ khoảng 20 nước sạch sẽ cho 1 lít dung dịch còn gọi là chè phân ủ. Xem phụ lục 4

Bệnh mốc sương trên cây họ bầu bí – Bệnh mốc sương trên lá thường tấn công vào giai đoạn cuối của cây vì thế nó có thể được bỏ qua vì lúc đó cây đã cho thu hoạch, tuy nhiên nếu bệnh tấn công vào giai đoạn sớm của cây thì lưu huỳnh được sử dụng phổ biến để kiểm soát bệnh, ngoài ra axit lactic (từ sữa) hoặc chất bicacbonat của nước có gas (soda) có thể có tác dụng. Dung dịch phân ủ cũng có thể được sử dụng. Một dung dịch cũng có thể được chế ra bằng cách cho vào một túi 5 kg phân ủ và treo nó vào trong một thùng chứa 100 lít nước. Sau 2 ngày dung dịch có thể được phun lên cây với tỉ lệ 20:1. Kỹ thuật này yêu cầu thử nghiệm xem có sai sót gì không và hiệu lực của chúng thế nào khi sử dụng ở thời tiết và thời gian khác nhau.

VII/ THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

Thu hoạch – Rau có hương vị ngon khi chúng còn non. Trấnh thu hoạch rau khi chúng quá già. Thận trọng khi thu hoạch để không làm rau bị hư hỏng và để tránh nguy cơ bị thối hỏng

Bảo quản – Rau hữu cơ phải được bảo quản riêng biệt với rau thông thường và được ghi nhãn rõ ràng khi bảo quản hoặc vận chuyển. Trong quá trình bảo quản không được sử dụng các chất bị cấm. Bao bì và vật dụng đựng các chất bị cấm như túi đựng đạm ure không được sử dụng để để bảo quản hoặc vận chuyển các sản phẩm hữu cơ.

VIII/ DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ

Thiết bị như bình phun chỉ được sử dụng cho sản xuất hữu cơ. Sẽ phải dùng bình bơm riêng biệt cho nông nghiệp thông thường. Các thiết bị khác như cuốc phải được rửa sạch trước khi sử dụng trên ruộng hữu cơ nếu chúng cũng được sử dụng trên các đồng ruộng khác không phải hữu cơ.

IX/ DUY TRÌ GHI CHÉP SỔ SÁCH

Mỗi nông dân phải ghi chép và lưu giữ các tài liệu sau đây và luôn sẵn sàng cho việc thanh tra.

Biên lai bán hàng cho các sản phẩm bán ra từ hộ sản xuất.

• Liệt kê danh sách tất cả các đầu vào hộ nông dân đưa từ bên ngoài vào.

• Hàng năm ghi sổ cho mỗi lần phun cho cây trồng (ngày, vật liệu phun, số lượng sử dụng).

• Đối với chứng nhận, phải hoàn thành một kế hoạch quản lý cho từng năm theo mẫu biểu do cơ quan chứng nhận cung cấp.


Có thể bạn quan tâm

huong-dan-san-xuat-rau-huu-co-phan-cuoi Hướng dẫn sản xuất rau… huong-dan-san-xuat-rau-huu-co-phan-5 Hướng dẫn sản xuất rau…