Kết hợp chitosan và zeolite khi nuôi cá
Nghiên cứu này cung cấp một thông tin bổ ích cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khi muốn áp dụng các hỗn hợp có thành phần chitosan.
Sử dụng kết hợp chitosan và zeolite khi nuôi cá đem lại hiệu quả cao.
Chitosan và Zeolite là hai cụm từ khá quen thuộc đối với hoạt độn nuôi trồng thủy sản của Việt Nam và thế giới. Việc ứng dụng chúng một cách riêng biệt đã được sử dụng rông rãi nhằm mục đích cải thiện môi trường và tiêu diệt một số mầm bệnh trong môi trường nước nuôi.
Chitosan được sản xuất từ quá trình xử lý vỏ các loài giáp xác (ví dụ vỏ tôm, cua) với dung dịch kiềm NaOH. Trong công nghiệp chitosan được sản xuất bằng phương pháp deacetyl hóa chitin, vốn là chất tạo nên cấu trúc của lớp vỏ của các loài giáp xác và thành tế bào của loài nấm.
Zeolite có nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp. Zeolite tự nhiên được hình thành từ sự kết hợp giữa đá và tro của núi lửa với các kim loại kiềm có trong nước ngầm.
Các nghiên cứu trước cho thấy những ảnh hưởng của tổng hợp chitosan/zeolite và các hợp chất nanochitosan/zeolite đối với sự tăng trưởng của cá cũng như các hoạt động của enzym tiêu hóa là rất hữu hiệu. Trong nghiên cứu này, so sánh tác động của hai dạng hỗn hợp trên ở chế độ ăn thực nghiệm đối với các biểu hiện mô học ở ruột của cá đã được đánh giá.
Nghiên cứu kết hợp chitosan và zeolite khi nuôi cá
Phương pháp nghiên cứu: 8 chế độ ăn đã được chuẩn bị sẵn tương ứng với tám nghiệm thức thí nghiệm. Một chế độ ăn đối chứng (không bổ sung), chế độ ăn T1 (14,28 g zeolite/kg thức ăn), chế độ ăn T2 (0,05 g chitosan + zeolite / kg thức ăn), chế độ ăn T3 (0,5 g chitosan + zeolite/kg), chế độ ăn T4 (5g chitosan + zeolite / kg), chế độ ăn T5 (0,05 g nanochitosan + zeolite / kg), chế độ ăn T6 (0,5 g nanochitosan + zeolite / kg), chế độ ăn T7 (5 g nanochitosan + zeolite / kg). Mỗi nghiệm thức gồm 3 lần lặp lại. Thí nghiệm được tiến hành trong 60 ngày.
Kết quả: Các khẩu phần ăn bổ sung chitosan và zeolite không có tác dụng phụ đối với cấu trúc phân đoạn ruột của cá, cấu trúc và hoạt động vẫn diễn ra bình thường, nhưng chế độ ăn T1 và T4 có ảnh hưởng tiêu cực đến bảo dưỡng cấu trúc ở phần giữa của ruột.
Trong khi đó, acid mucin được tạo ra với tỷ lệ cao hơn ở các nhóm đã được cho ăn bằng nanochitosan so với nhóm đối chứng. Acid mucin là các glycoprotein được glycosyl hóa có mặt trên đỉnh của biểu mô, giúp hoạt động bảo vệ tái cấu trúc các biểu mô dễ dàng hơn.
Chiều cao thành ruột, mật độ và diện tích bề mặt ở các phần khác nhau của ruột cá hồi chủ yếu xuất hiện ở nhóm T7 cao hơn so với các nhóm còn lại. Đồng thời, độ dày ở các vùng khác nhau của thành ruột đã được ghi nhận cao hơn trong các nhóm cá được xử lý ở nhóm T7. Làm cho hoạt động hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn một cách đáng kể.
Số lượng bạch cầu bạch cầu đơn nhân trong ruột cá nhận được chế độ ăn T7 cũng cao hơn so với các nhóm cá khác. Dẫn đến hoạt động miễn dịch của cá ăn 5g nanochitosan + zeolite / kg thức ăn hiệu quả hơn rõ rệt so với các nhóm cá còn lại. Đồng thời gia tăng só lượng bạch cầu và kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cá hoạt động một cách hiệu quả hơn bên cạnh việc gia tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Nghiên cứu này cho thấy để sử dụng chitosan + zeolite cần bổ sung với tỉ lệ phù hợp và việc sử dụng các hợp chất nanochitosan + zeolite so với hợp chất zeolite + chitosan là có hiệu quả hơn cao rõ rệt trong việc cải thiện cấu trúc mô của tuyến ruột cá. Từ đó cung cấp một thông tin bổ ích cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khi muốn áp dụng các hỗn hợp có thành phần chitosan nhằm giảm mầm bệnh trong ao nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ