Nuôi gà Kỹ thuật nuôi gà sao thịt (phần 2)

Kỹ thuật nuôi gà sao thịt (phần 2)

Tác giả Nguyễn Duy Điều, ngày đăng 01/11/2017

Trong quá trình nuôi gà sao, cần chú ý đến những đặc điểm khác biệt của gà sao so với gà thường.

3. Chọn giống

Chọn gà một ngày tuổi. Chọn những gà nhanh nhẹn, mắt sáng, bông lông, bụng gọn, chân mập. Loại bỏ những gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt, bết lông.

4. Nhiệt độ

Gà con rất cần ấm bởi nó không tự điều chỉnh thân nhiệt trong 2 tuần đầu. Do vậy việc giữ ấm theo nhu cầu cơ thể gà trong các tuần tuổi đầu mới xuống chuồng rất cần thiết. Nếu không đảm bảo đủ nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng sẽ bị ảnh hưởng, các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa dễ phát sinh.

Bảng 1: Nhiệt độ

Ngày tuổi Nhiệt độ
trong quây (°C)
Nhiệt độ 
trong chuồng (°C)
1-3 30-31 28-29
4-7 29-30 27-28
8-14 28-29 26-27
15-21 26-27 24-26
22-28 24-26 22-24
>28 23-24 20-22

Thiết bị sưởi ấm: Có thể dùng bóng điện, bóng  hồng ngoại ở những nơi có điện hoặc  đèn măng xông, bếp than, lò ủ trấu,... ở vùng sâu vùng xa.

Dụng cụ sưởi treo giữa quây trong ô chuồng, đặt cao hay thấp tùy theo yêu cầu nhiệt độ cụ thể.

Trong quá trình nuôi, quan sát phản ứng của đàn gà đối với nhiệt độ:

- Nếu đàn gà tập trung gần nguồn nhiệt chen lấn, chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ, gà bị lạnh.

- Nếu đàn gà tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng, cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.

- Nếu gà con tụm lại một phía là bị gió lùa, rất nguy hiểm, cần phải che kín hướng gió thổi.

- Khi nhiệt độ trong quây thích hợp gà vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều.

5. Ẩm độ

Độ ẩm trong chuồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự điều chỉnh nhiệt của gà con. Độ ẩm tương đối 50 – 60% là phù hợp với gà sao, tuy nhiên ở Việt Nam độ ẩm chuồng trại bao giờ cũng cao hơn nhiều, nên có thể để ẩm độ ở 60 – 70%. Để khắc phục độ ẩm cao ở Việt Nam chuồng trại phải luôn giữ cho khô giáo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt gà Sao con mới nở tuyệt đối không để gà bị ướt vì giai đoạn này chúng rất mẫn cảm với nước.

6. Mật độ nuôi

1 - 7 tuần tuổi: 10-15 con/m2

8 - 20 tuần tuổi: 5-6 con/m2

7. Ánh sáng

Ánh sáng đối với gà sao rất quan trọng vì chúng hay hoảng sợ trước những bất lợi của môi trường. Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ từ 1 đến 3 tuần đầu, từ 4 đến 6 tuần tuổi giảm dần còn 16 giờ. Ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, đêm thắp bóng điện. Sau 4 tuần có thể thả gà ra sân chơi giúp gà tăng cường vận động, cơ săn chắc.

8. Nước uống

Cần cho gà uống nước sạch và để tăng sức đề kháng, trong những ngày đầu pha vào nước 5g đường gluco + 1 gram vitamin C/lít nước. Hàng ngày thay nước 2- 3 lần, để nước không bị ôi chua khi thức ăn lẫn vào. Ngày đầu mới xuống chuồng, đầu tiên cho gà uống nước trước, sau 2-3 giờ mới cho thức ăn.

9. Yêu cầu dinh dưỡng của gà sao nuôi thịt

Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý cho gia cầm phát triển đòi hỏi mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt khối lượng giết thịt càng sớm càng tốt. Giai đoạn nuôi gà Sao lấy thịt được chia làm 3 giai đoạn.

Bảng 2: Yêu cầu dinh dưỡng nuôi gà sao lấy thịt

Chỉ tiêu 0 – 4 tuần 5 – 8 tuần 9 tuần – giết thịt
Năng lượng kcal/kg TĂ 3000 3100 3200
Protein (%) 22 20 18
Can xi (%) 1,2 1,0 0,9
Phốt pho (%) 0,7 – 0,75 0,65 – 0,7 0,6 – 0,65
Lizin (%) 1,35 1,15 0,95
Methionin (%) 0,45 – 0,5 0,4 – 0,45 0,4 – 0,43

Gà nuôi thịt thì được ăn tự do suốt ngày đêm (ăn càng nhiều càng tốt) cho đến khi giết thịt.

Thức ăn phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi. Thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, Premix vitamin, khoáng vi lượng. Không dùng nguyên liệu bị nấm mốc, nhiễm độc tố aflatoxin, hoặc bột cá có hàm lượng muối cao.

10. Cắt cánh

Sau  khi nở, cần cắt cánh gà sao lúc 01 ngày tuổi. Dùng một sợi dây nung đỏ để cắt và chỉ cần cắt một cánh tại khớp xương thứ nhất. Chú ý thao tác cắt cánh phải thật chính xác và làm nguội chỗ cắt.

Trong điều kiện nuôi thả vườn thì có thể không cần cắt cánh. Tuy nhiên chuồng trại phải có lưới phủ trên, tránh gà bay ra ngoài.

11. Quy trình thú y phòng bệnh cho gà sao thịt

Ngày tuổi Loại Vắc- xin, thuốc Phòng bệnh Cách dùng
1 – 4 Dùng một trong các loại thuốc sau Octamix, Gentadox, Genta costrim Bệnh đường ruột Cho uống
3 - 8 Thuốc Nistatin Bệnh nấm phổi Cho uống
7 Vắc-xin đậu Bệnh đậu Chủng dưới da cánh
10 Vắc-xin Niu- cát- Xơn và viêm phế quản truyền nhiễm Bệnh Niu- cát- xơn và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt, mũi
12-15 Thuốc Tylosin hoặc Tiamulin 100mg Bệnhhen (CRD) Cho uống
20-24

Dùng một trong các thuốc sau: esb3, Vetpro

Baycox

Cầu trùng Cho uống
25 Vắc-xin Niu- cát- xơn và viêm phế quản truyền nhiễm Bệnh Niu- cát-xơn và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt, mũi
25-28

Dùng một trong các thuốc sau: esb3, Vetpro

Baycox

Cầu trùng Cho uống
45 Vắc-xin Niu- cát- xơn hệ I Niu- cát- xơn Tiêm dưới da

Có thể bạn quan tâm

benh-leuco-tren-ga-va-bien-phap-phong-chong Bệnh Leuco trên gà và… ky-thuat-chan-nuoi-ga-sao-thit-phan-1 Kỹ thuật chăn nuôi gà…