Mô hình kinh tế Nâng cao hiệu quả tổ hợp tác nuôi tôm tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ

Nâng cao hiệu quả tổ hợp tác nuôi tôm tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ

Ngày đăng 08/11/2015

Trong đó đất đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1.808,01 ha.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Cần Giờ nói chung và xã Bình Khánh nói riêng thì con tôm được xem là vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả kinh tế nhất giúp đời sống người dân trên địa bàn xã Bình Khánh được nâng cao khá rõ.

Trong những năm qua tình hình nuôi thủy sản của bà con nông dân huyện Cần Giờ mặc dù đã đạt nhiều hiệu quả thiết thực góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Tuy nhiên gần đây nghề nuôi tôm chưa mang lại tính bền vững do tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tình hình dịch bệnh, ý thức trách nhiệm cộng đồng của bà con chưa được nâng cao đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của bà con.

Để phát triển nghề nuôi tôm tại huyện Cần Giờ mang tính hiệu quả, an toàn, bền vững, giải quyết việc làm và tăng nguồn thu nhập cho bà con nông dân ở địa phương góp phần vào xây dựng thành công huyện nông thôn mới, vừa qua Trạm khuyến nông huyện Cần Giờ xây dựng công trình thi đua:

Củng cố và nâng cao hiệu quả mô hình tổ hợp tác nuôi tôm Cầu Bà Chín “Nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh” tại Xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Tổ hợp tác nuôi tôm Cầu bà Chín, xã Bình Khánh được thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 2013, trên nguyên tắc tự nguyện, gồm 9 hộ liền canh, liền cư, diện tích 12,1ha, có cùng chung nguồn nước.

Nhằm xây dựng và nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm theo dạng tổ hợp tác an toàn trong vùng dịch bệnh;

Gắn kết các hộ tôm thẻ chân trắng lại với nhau nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng tuân thủ đúng lịch thời vụ thả tôm theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, hỗ trợ với nhau trong khâu cải tạo ao cùng quản lý tốt nguồn giống, môi trường, dịch bệnh nhằm hạn chế được rủi ro, phát triển nghề nuôi tôm theo hướng an toàn bền vững;

Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo quy phạm thực hành nuôi tốt GAP, nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh, nuôi tôm chỉ sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học, không dùng những loại thuốc kháng sinh bị cấm;

Cùng nhau hợp tác trong sản xuất nuôi trồng thủy sản để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trạm Khuyến nông Cần Giờ đã tập huấn kỹ thuật nuôi tôm cơ bản cho tất cả các hộ nuôi tôm đều biết kỹ thuật nuôi tôm theo quy phạm thực hành nuôi tốt GAP, nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh để các tổ viên hiểu kỹ tường tận trong đó tập trung hướng dẫn: Thiết kế và xây dựng ao, cải tạo ao theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Phải tuân thủ theo lịch thời vụ thả giống của cơ quan chức năng; khi thả giống phải thống nhất thời điểm thả và thả đồng loạt, không thả giống trái vụ; thời gian thả giống từ tháng 03 - 08 DL.

Khuyến khích cách chọn giống, mật độ thả, thức ăn, thời gian cách ly ngăn ngừa nhiễm bệnh, quản lý chất lượng nước, sử dụng khánh sinh, hạn chế dịch bệnh, bảo đảm ATVSTP và bảo vệ môi trường.

Ghi chép hồ sơ đầy đủ giúp người nuôi theo dõi một cách có hệ thống về: Sơ đồ trại nuôi, số lượng/diện tích ao nuôi, ao lắng, ao xử lý.

Theo dõi cải tạo ao, chất lượng nước nguồn và xử lý nước.

Hồ sơ về tôm giống, xuất xứ nguồn gốc, ngày thả tôm, số lượng tôm, kích cỡ tôm, tình trạng tôm lúc thả, giấy kết quả kiểm dịch.

Giám sát thuốc thú y, chất cải tạo, xử lý môi trường, Giám sát thức ăn và cho ăn.

Hồ sơ quản lý môi trường ao nuôi...

Kết quả: Sản lượng thu họach: 120 tấn/năm; Lãi: 200 triệu/ha/năm; (15 - 20 triệu đồng/tấn); Tổng lãi: 1,8 tỉ - 2,4 tỉ đồng/năm.

Mô hình tổ hợp tác nuôi tôm đã mang lại hiệu hiệu thiết thực cho các tổ viên trong tình hình sản xuất khó khăn hiện nay do biến đổi khí hậu, tình hình ô nhiểm môi trường, dịch bệnh phát sinh.

Mô hình tổ hợp tác đã dần giúp cho tổ viên nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng và mối quan hệ trong sản xuất, hướng dẫn nông dân về vai trò thực hành sản xuất theo tổ hợp tác, ý thức bảo vệ môi trường, trang bị những kiến thức, kỹ năng thực hành nuôi tôm theo GAP tuân thủ theo đúng lịch thả giống của các cơ quan chức năng.

Cải tạo và xử lý ao theo đúng quy trình kỹ thuật, không thả giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, khi có dịch bệnh xảy ra đều thông báo cho tổ viên, không xả nước ra môi trường bên ngoài khi chưa được sự đồng ý của tổ, chấp hành theo quy chế của tổ hợp tác.

Qua mô hình mặc dù các hộ chưa thể áp dụng tất cả các yêu cầu của quy trình GAP nhưng những nội dung chuyển giao sẽ giúp người nuôi thay đổi dần những thói quen sản xuất cũ, từng bước hiểu ý nghĩa và làm quen với các hoạt động cần có trong thực hành sản xuất theo GAP.

Trong thời gian tới Trạm Khuyến nông cùng chính quyền địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình tổ hợp tác nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của bà con nông dân từng bước phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững.


Có thể bạn quan tâm

kiem-soat-nguong-chiu-dung-cua-ao-tom Kiểm soát ngưỡng chịu đựng… can-kiet-thuy-san-mua-lu Cạn kiệt thủy sản mùa…