Trồng lúa Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Lúa

Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Lúa

Ngày đăng 18/07/2013

- Nhu cầu về số lượng: Để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7- 0,9 kg P2O5 ; 3,2 kg K2O và 2kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 -120 kg P2O5/ ha và 30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha (Mai Văn Quyền, 1995).

Nguyên tắc bón phân:

Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:

- Đúng liều lượng

- Đúng chủng loại

- Đúng thời điểm

- Đúng kỹ thuật

Những căn cứ để quyết định bón phân cho lúa:

- Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa - Thời tiết, khí hậu

- Đặc tính của đất - Lượng và loại phân bón

- Giống - Biện pháp canh tác

Bảng so màu bón phân đạm cho lúa

Thang so màu lá lúa chuẩn mới của IRRI có 4 ô, đánh số 2; 3; 4; 5. Thang màu giữa trị số 3 và 4 tương đương 3,5 là đạt trị số chuẩn. Màu lá lúa ở mức này là đủ đạm. Thang màu dưới 3,5 (lúa cấy), dưới 3 (lúa sạ) cần bón bổ sung phân có đạm

Liều lượng bón:

Bón đủ mức phân cần cho cây trồng để đạt được năng suất cao và có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ thâm canh và khả năng đầu tư mà mức phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp. (Xem mục kĩ thuật bón phân cho các vùng)

Chủng loại và thời điểm bón:

Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có nhu cầu khác nhau về phân bón. Ruộng lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều phân đạm, nhưng bón đạm sau lúc lúa trỗ dễ làm bệnh khô vằn và bệnh bạc lá phát triển mạnh. Bệnh tiêm lửa thường phát sinh trên ruộng bón thiếu phân.

Giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (

Giống lúa thâm canh cao (lúa lai): Bón lót sâu, bón thúc sớm.

Bón thúc cho lúa nhằm vào 2 thời kỳ chính: đẻ nhánh và làm đòng. Thời kỳ lúa làm đòng có thể bón thúc vào 1 hay 2 đợt ( bón đón đòng hoặc nuôi đòng).

Hiện tượng lốp đổ của cây lúa

Nguyên nhân: lúa lốp đổ là do bón nhiều đạm, bón không cân đối đạm, lân và kali .

Có 3 nguyên nhân gây nên hiện tượng lốp, đổ non:

- Do đặc tính của giống

- Do điều kiện ngoại cảnh ( thiếu ánh sáng, mưa nhiều, gió bão và đất quá tốt)

- Do kỹ thuật canh tác( mật độ, bón phân và tưới tiêu không hợp lý).

+ Hiện tượng ruộng lúa lốp: Diện tích lá quá cao, quá trình quang hợp và tích luỹ chất khô tiến hành không được bình thường, lượng gluxít ở lá bị giảm sút, từ đó giảm khả năng tổng hợp protit của cây.

+ Hiện tượng lúa đổ: lúa sinh trưởng quá mạnh, lá nhiều, thân cao và yếu. Do đó, sức chống đỡ của các đốt bên dưới không chịu nổi sức nặng của các bộ phận trên, dẫn đến hiện tượng lúa đổ non vào trước hoặc sau lúc trỗ.

Biện pháp phòng chống lốp, đổ:

- Chọn giống chịu phân và chống đổ ( thấp cây, chịu phân, lá ngắn hẹp và đứng)

- Bón phân đạm hợp lý và cân đối với lân và ka li.


Có thể bạn quan tâm

ky-thuat-tuoi-lua-uot-kho-xen-ke-cua-irri Kỹ Thuật Tưới Lúa “Ướt… kinh-nghiem-tri-benh-dao-on-co-bong-hai-lua-chiem-xuan Kinh Nghiệm Trị Bệnh Đạo…