Nuôi vịt trên cạn phòng chống hiệu quả dịch bệnh
Theo các chuyên gia, chăn nuôi vịt trên cạn có những ưu thế hơn hẳn nuôi vịt truyền thống (chạy đồng, ao, hồ), đảm bảo an toàn sinh học, phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới (như Anh, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…).
Việc chuyển đổi sang nuôi vịt trên cạn sẽ góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi, làm tăng hiệu quả nhờ vào việc áp dụng công nghệ, quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng một cách khoa học, làm tăng năng suất vịt nuôi; đồng thời hướng tới việc thay thế phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu an toàn bằng chăn nuôi vịt tập trung quy mô lớn theo định hướng tái cơ cấu của Bộ NN-PTNT.
Theo TS.Dương Xuân Tuyển – Giám đốc VIGOVA, nhằm cung cấp nguồn giống chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi, nhiều năm qua VIGOVA đã tập trung nghiên cứu và cho ra đời nhiều bộ giống vịt có thể nuôi đa dạng theo nhiều hình thức, trong đó có nuôi trên cạn như: vịt siêu thịt V1, V5, V7, V12, V17, V22, V27; các dòng vịt siêu trứng năng suất 280 – 290 quả/mái/năm đẻ và khối lượng nâng lên 68 – 70 gam/trứng.
Ngoài ra, VIGOVA đã xây dựng tương đối hoàn thiện các quy trình nuôi dưỡng cho từng loại con, cả bố mẹ và thương phẩm.
Trong thời gian tới, VIGOVA sẽ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật miễn phí cho bà con chăn nuôi nhằm góp phần chuyển đổi hiệu quả.
Được biết, tổng đàn vịt của Việt Nam lên tới 70 triệu con, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ