Tin thủy sản Thêm nhiều chuẩn cho cá tra

Thêm nhiều chuẩn cho cá tra

Tác giả Bảo Hân, ngày đăng 05/06/2017

Ngày 9/5/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2017/NĐ-CP về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra thay thế cho Nghị định số 36/2014/NĐ-CP. Nghị định này có nhiều điểm mới so với Nghị định trước đó, nhất là vắng mặt những “chỉ tiêu” vốn gây nhiều tranh cãi.

Cá tra là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam     Ảnh: Lê Hoàng Vũ 

Chuẩn từ vùng nuôi

Năm 2016, tổng diện tích nuôi cá tra thương phẩm đạt khoảng 5.000 ha, sản lượng xấp xỉ 1,2 triệu tấn; giá trị xuất khẩu cả năm trên 1,7 tỷ USD, tăng nhẹ so năm 2015. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, nâng cao sức cạnh tranh thì sản phẩm cá tra đang phải đối mặt với những biến động thị trường; các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu ngày càng tăng.

Cùng đó, mặc dù sản phẩm cá tra hiện đã có mặt tại 140 thị trường trên thế giới, được người tiêu dùng khá ưa chuộng, nhưng, vẫn không tránh khỏi những chiến dịch bôi nhọ hình ảnh. Mới đây nhất, hồi đầu năm 2017, Đài Truyền hình Cuatro TV, Tây Ban Nha đã phát sóng chương trình “El Punto de Mira” với nội dung chứa đựng thông tin không chính xác và cố ý bôi nhọ cá tra Việt Nam được nuôi trên dòng sông Mê Kông. Sau khi chương trình này phát sóng, chuỗi siêu thị bán lẻ châu Âu Carrefour đã tuyên bố sẽ ngừng bán cá tra tại các cửa hàng của Tây Ban Nha, Bỉ và trên các quầy tươi ở Pháp. Sự việc này dù không gây ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, nhưng nó lại làm tổn hại đến hình ảnh cá tra Việt Nam.

Để tránh những điều đáng tiếc tương tự, Nghị định 55 đã quy định rõ về điều kiện nuôi cá tra thương phẩm. Cụ thể, có địa điểm, diện tích nuôi cá tra phù hợp với quy hoạch về sử dụng đất của UBND cấp tỉnh; Có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về nuôi cá tra thương phẩm; có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải, bùn thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y; Đáp ứng các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Có Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi theo quy định tại Điều 4 Nghị định này. Mã số này do cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp (Mỗi ao nuôi được cấp duy nhất một mã số nhận diện). Cùng đó, chủ cơ sở nuôi phải thực hiện đăng ký mã số nhận diện ao nuôi lần đầu hoặc đăng ký lại khi thay đổi chủ cơ sở nuôi hoặc thay đổi diện tích ao nuôi.

Gỡ nút thắt về xuất khẩu

Nếu trong Nghị định 36, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra phải thực hiện việc đăng ký đối với Hiệp hội Cá tra Việt Nam và Hải quan chỉ thực hiện thông quan với những lô hàng có giấy chứng nhận của Hiệp hội. Điều này vốn gây rất nhiều tranh cãi, bởi theo lý luận của doanh nghiệp, họ đã phải thực hiện mọi thủ tục với Hải quan, làm thêm một khâu này nữa sẽ mất nhiều thời gian, chi phí, thậm chí làm lỡ cơ hội xuất khẩu. Còn tại Nghị định 55, quy định này đã bị loại bỏ. Ngoài ra, Nghị định không quy định về tỷ lệ hàm ẩm và mạ băng vốn cũng gây nhiều bất đồng ngay từ khi được ban hành.

Theo quy định mới, sản phẩm cá tra xuất khẩu phải được chế biến từ cơ sở chế biến cá tra đảm bảo 4 điều kiện, như: Đáp ứng các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Điều 21 của Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ (quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, nuôi động vật rừng thông thường, chăn nuôi, thủy sản, thực phẩm); Đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản; Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Có hệ thống truy xuất nguồn gốc đáp ứng các quy định của pháp luật và đảm bảo khả năng truy xuất đến cơ sở nuôi.

Trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu sản phẩm cá tra không có cơ sở chế biến đáp ứng các điều kiện trên thì phải đảm bảo một trong hai điều kiện: Có hợp đồng mua sản phẩm cá tra được chế biến tại cơ sở chế biến cá tra đáp ứng điều kiện nêu trên hoặc có hợp đồng gia công, chế biến với chủ sở hữu cơ sở chế biến đáp ứng điều kiện chế biến cá tra. Ngoài ra, sản phẩm cá tra xuất đi phải đáp ứng được quy định của quốc gia nhập khẩu. Trường hợp quốc gia nhập khẩu có quy định khác với pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng theo quy định của quốc gia nhập khẩu. Cũng theo Nghị định này, tổ chức, cá nhân không phải xuất trình giấy tờâ chứng minh đủ điều kiện khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm cá tra cho cơ quan Hải quan.

Với sự ra đời của Nghị định mới, lĩnh vực nuôi cá tra đã được siết chặt quản lý, tuy nhiên, với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có những “khoảng thở” rộng hơn.

>> Mặc dă khĩng cìn trong Nghị định 55, thế nhưng tại Thĩng tư mới đây của Bộ NN&PTNT đã quy định, từ ngđy 5/5, tỷ lệ mạ băng của mặt hđng cá tra fillet đĩng lạnh khĩng qú 20% khối lượng tổng của sản phẩm, hđm lượng nước khĩng lớn hơn 86% khối lượng tịnh của sản phẩm. Tỷ lệ nđy đã nới lỏng so với quy định cũ trong Nghị định 36/2014.


Có thể bạn quan tâm

phat-trien-nghe-nuoi-bien-o-ecuador Phát triển nghề nuôi biển… nuoi-tom-nha-kinh-nang-suat-tang-gap-doi Nuôi tôm nhà kính, năng…