Tin nông nghiệp Trồng nhãn Ido công nghệ cao

Trồng nhãn Ido công nghệ cao

Tác giả Ngọc Thạnh - Đài Truyền thanh Tân Châu, ngày đăng 01/08/2018

Những năm qua, Tân Châu đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất góp phần vào việc ổn định đời sống của nông dân. Xã Tân An có khoảng 05 hecta diện tích trồng nhãn các loại. Giống nhãn Ido là một trong những loại giống có tiềm năng, dễ trồng, năng suất cao, chất lượng trái ngon, có khả năng xuất khẩu thị trường ngoài nước. Đây là giống nhãn được nhiều nông dân Tân An chọn để phát triển kinh tế.

Ido là giống nhãn Thái Lan mới được du nhập về Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng được thị trường rất ưa chuộng, Đặc biệt, giống nhãn Ido có khả năng kháng được bệnh chổi rồng – một bệnh thường gặp đối với cây nhãn.

Chú Nguyễn Văn Đon, ấp Tân Hòa C, xã Tân An có 5 công đất trồng nhãn Ido trồng theo hướng công nghệ cao. Chú Đon cho biết: Nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc đặt biệt, 250 gốc nhãn của chú cho năng suất cao. Trung bình mỗi gốc nhãn cho trái từ 30 đến 35kg. Với giá thu mua tại vườn từ 24 đến 28 ngàn đồng/kg, lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng một năm.

Cùng với việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc đặt biệt, Chú Đon còn áp dụng công nghệ tưới phun mưa tự động cho vườn nhãn của mình. Tổng chi phí khoảng 12 triệu đồng. Đường ống được cố định ngầm dưới lòng đất giúp quá trình bảo quản hệ thống ống nước được tốt hơn, từ đó tăng độ bền, tăng tuổi thọ sử dụng. Áp dụng công nghệ tưới tự động giúp tiết kiệm công và thời gian, việc tưới nước cho vườn nhãn cũng trở nên dễ dàng hơn. Áp dụng hệ thống tưới tự động dưới dạng phun mưa sẽ giúp nước được rải đều 100% diện tích vườn và rễ cây sẽ tiếp xúc một cách ổn định với nguồn nước tưới, hiệu quả của việc tưới phun mưa có thể cao hơn 300 – 400% so với tưới bằng vòi phun thông thường. Hệ thống tưới hiện đại này đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao năng suất vườn cây so với cách tưới truyền thống. Tránh tình trạng bị hồ mặt đất, cây hút nước không đều làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Thời gian qua, cùng với việc hỗ trợ giống mới, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả các loại, ngành nông nghiệp thị xã cũng đã và đang quan tâm nhằm xây dựng các vùng trồng nhãn tập trung, đạt tiêu chuẩn VietGAP, gắn với xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên khó khăn mà các địa phương, cũng như nhiều nông dân đang gặp phải là thiếu đơn vị, doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Bên cạnh đó, nhiều nhà vườn còn phát triển theo kiểu tự phát, thiếu liên kết với các bên liên quan và giữa các địa phương trồng nhãn với nhau. Điều này dễ làm phát sinh rủi ro về đầu ra, do cung – cầu không được kiểm soát tốt.

Từ thực tế trên, thời gian tới, Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu sẽ chuyển giao các kỹ thuật về trồng cây, thiết kế vườn, giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở thu mua để xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị đối với mô hình trồng nhãn Ido theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm giúp người nông dân có đầu ra ổn định, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế nông hộ.

Hy vọng trong thời gian tới, Tân Châu sẽ có vùng sản xuất nhãn Ido công nghệ cao gắn với thương hiệu của vùng, giúp nông dân làm giàu trên mảnh đất quê hương, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân trên địa bàn thị xã và các địa phương lân cận.


Có thể bạn quan tâm

nuoi-de-nhot-chuong-cho-thu-nhap-on-dinh Nuôi dê nhốt chuồng cho… cach-duy-tri-chuoi-cung-ung-rau-sach-suot-10-nam-tai-tien-giang Cách duy trì chuỗi cung…