Thức Ăn Của Dông

Thức Ăn Của Dông

Ngày đăng 05/03/2013

Thức Ăn Của Dông

Cũng giống như đa số các loài muông thú khác sống trong rừng, con Dông cũng biết ăn tạp để sống. Thức ăn quen thuộc của nó gồm có thực vật lẫn động vật. Nhưng, loài nầy sống chủ yếu với thức ăn có nguồn gốc thực vật, nhờ đó mà dễ nuôi.

Con Dông không biết ăn thức ăn tinh (cám thực phẩm dành nuôi gia súc, gia cầm). Có lẽ do thức ăn nầy có mùi vị khác lạ.

Điều nầy cũng dễ hiểu, vì đa số các động vật hoang! dã mới bắt về thuần dưỡng, chúng cũng thường “chê”! những thức ăn “lạ miệng” có mùi vị lạ do chủ nuôi cung cấp nên... thà chịu nhịn đói mà chết chứ không ăn! Chỉ những con vật nào bạo dạn lắm, hoặc... dễ tính lắmị trong việc ăn uống mới chịu ăn chút ít để “sống cầm hơi” sau một hai ngày mới bắt về. Và con vật nào nuôi trong môi trường sống mới mà dễ chịu ăn dù chút ít thức ăn lạ như vậy thì chúng sẽ... bén mùi ăn mãi...

Về điều nầy, chúng tôi cũng xin được trình bày thêm là có những con chim bổi, thú hoang bắt về nuôi, dù cho chúng ăn thứ thức ăn quen thuộc của chúng: cũng thứ côn trùng đó, cũng thứ cỏ đó... nhưng rồi chúng chịu nhịn đói, nhịn khát mà chết! Có nhiều con vật tuy nhận ra thức ãn quen thuộc, khi đói quá lân la đến định ăn, nhưng khi nhận ra có...hơi hướm con người trong đó, chúng cũng lảng tránh...

Con Dông cũng vậy, nhưng đa số chúng... dễ tính hơn. Số Dông hoang bắt về nuôi bị hao hụt từ 5 đến 10 phần trăm phần nhiều là do thương tật, chỉ số ít chết vi., dị ứng với mồi.

Do con Dông biết ăn tạp, nên thức ăn nuôi Dông rất dễ kiếm, có sẵn quanh năm, và nếu mua cũng không đắt tiền. Nếu ta có sẵn đất đai có thể tự trồng rau cỏ tạo thức ăn nuôi chúng.

Thức ăn của dông

Như phần trên chúng tôi đã trình bày, con Dông tuy nhát người nhưng dễ nuồi. Một phần do chúng chịu ăn tạp, và thức ăn nuôi chúng rất dễ kiếm, và mùa nào cũng có dồi dào. Phần nữa, chúng ăn cũng không nhiều.

Có điều cần nói là thức ăn nuôi Dông, dù có nguồn gốc thực vật hay động vật cũng phải là thứ mềm, non.. cho dễ ăn vì răng chúng yếu; thức ăn vào miệng nhiều khi phải nuốt trọng...

Thức ăn có nguồn gốc thực vật

Thức ăn có nguồn gốc thực vật dành nuôi Dông gồm có thức ăn xanh và thức ăn củ quả.

Thức ăn có nguồn gốc thực vật thường chiếm đến mức 90 phần trăm, hoặc nhiều hơn trong khẩu phần ăn của Dông. Tuy môi trường sông tự nhiên bên ngoài củal chúng đâu đâu cũng toàn cát trắng, nhưng nguồn thức! ăn nầy quanh năm cũng khá nhiều để nuôi sống chúng Tất nhiên theo luật sinh tồn, hễ “thóc đâu bồ câu đấy” vùng nào có nhiều thức ăn thì sẽ có nhiều Dông tụ tập đến sống...

1. Thức ăn xanh

Dông thích ăn các loại cỏ mềm và thân, lá cây còn xanh non, mềm mại như cây mạ, lúa non, các loại bắp, đậu mới nẩy mầm hoặc cây đang thời kỳ còn non yếu nên thân lá còn mềm. Dông cũng thích ăn rau lang, rau muống; lá và cây con các cây họ đậu; các loại rau cải còn xanh non, và nhất là lứa cỏ tươi non dầu mùa mưa.

Nói chung, các loại cỏ lá Dông đều ăn được. Chúng có thể ăn nhiều thứ trộn lẫn với nhau, hoặc chỉ ăn một thì cỏ, lá nào đó do chủ nuôi tới bữa cung cấp cho. Nhiêu người nuôi Dông hằng ngày chỉ cho Dông ăn rau lang hoặc rau muống không thôi. Có người chỉ cho Dông nuôi ăn cỏ.. nhưng, trông chúng vẫn ăn ngon miệng vẫn sống sởn sơ và sinh sản tốt.

Dông tỏ ra thích khẩu với thức ăn xanh nên chúng ăn được nhiều.

Như quí vị đã biết, các thứ cỏ lá nói chung dùng làm thức ăn nuôi Dông đều có chứa một lượng nước khá nhiều, và nhờ đó mới kích thích chúng ăn ngon miệng. Nhờ ăn được nhiều thức ăn xanh nên cơ thể của loài bò sát nầy mới hấp thụ được nhiều protein và vitamin có sẵn trong đó. Các chất nầy có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và sinh sản của Dông. Do đó, nuôi Dông không thể để thiếu thức ăn xanh nầy. Tới bữa, ta nên cung cấp đầy đủ thức ăn xanh cho Dông ăn tự do, ăn đến no thì thôi.

2. Thức ăn củ quả

Dông cũng thích ăn các thứ củ, quả. Chúng cũng ăn được một sô lượng nhiều thức ăn nầy. Có điều không phải thứ củ, quả nào Dông ăn cũng được.

Chúng chỉ ăn dược thứ củ quả mềm, hoặc chín rục mà thôi.

Các thứ củ nhiều chất bột đường như khoai lang ta khoai lang tây, củ cải trắng, cà rốt... Dông rất thích ăn nhưng nếu để nguyên củ thi chúng có muốn ăn cũng đành chịu vì quá cứng. Chủ nuôi nên băm hoặc xắt lát mỏng các củ nầy ra thì Đông mới ăn được.

Còn trái cây như chuối, cà chua, dưa hấu, dưa hồng bí đao, bí rợ, bầu, mướp, dưa leo... dùng làm thức ăn nuôi Dông rất tốt. Nhưng, chuối thì phải để chín rục, cà chua cũng vậy mới bỏ vào chuồng cho ăn. Ngay trái chuối vừa chín tới, vỏ bên ngoài còn cứng, có cho ăn Dông cũng không ăn được. Trường hợp này, ta phải bóc vỏ chuối bỏ đi và cho Dông ăn phần ruột trái bên trong thôi. Các thứ trái có vỏ dầy khác như dưa hấu, bí rợ, dưa leo, bầu mướp... trước khi bỏ vào chuồng cho Dông ăn, ta cũng nên gọt bỏ lớp vỏ ngoài rồi xắt phần ruột mềm ra thành miếng nhỏ thì Dông mới ăn được.

Trong thức ăn củ quả cũng tích chứa lượng nước rất nhiều. Củ quả loại thường có mùi thơm nên kích thích sự thèm ăn của Dông. Hằng ngày, ta nên cho Dông ăn nhiều củ quả, vì trong củ, quả có chứa nhiều vitamin, như vitamin A, vitamin C... và nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho sự sinh trưởng của Dông.

Thức ăn có nguồn gốc động vật

Ngoài thức ãn có nguồn gốc thực vật ra, con Dông c5n ãn các loại côn trùng và cả dộng vật nhỏ có xương sống nữa.

Trong đời sống hoang dã, Dông kiếm ăn trên các dộng cát mênh mông, thỉnh thoảng chúng mới bắt dược các giống côn trùng như nhện, gián, kiến, mối, trùn đất, dê cào cào, châu chấu, ốc sên, cóc nhái nhỏ cùng nhiều loài sâu bọ khác...

Thức ăn loại nầy xuất hiện trong môi trường sống của Dông không nhiều, do cây cỏ vùng nầy ít, nên Dông cũng tìm ăn không dược bao nhiêu. Nhưng đây cũng là loại thức ăn khoái khẩu của chúng.

Loại thức ăn có nguồn gốc động vật nầy vốn có nhiều vitamin và khoáng chất nên bổ sung một lượng dinh dưỡng rất lớn giúp Dông sinh trưởng mạnh.

Dông nuôi trong chuồng, ngoài rau cỏ, củ, quả ra, ta nên bổ sung loại thức ăn có nguồn gốc động vật nầy vào khẩu phần ăn của chúng, với tỷ lệ khoảng 5 đến 10 phần trăm là đủ. Với Dông trong thời kỳ sinh sản và Dông con mới lớn, Dông thịt trong giai đoạn vỗ béo cần cho ăn nhiều thức án có nguồn gốc động vật nầy vì chúng cần được tiếp thu nguồn dinh dưỡng nhiều hơn.

Có điều, thức ăn nầy thường có giá đắt (như Dế, độ ba bốn con đã có giá một ngàn đồng) nên nhiều chủ nuôil chỉ cho Dông ăn với mức... rất hạn chế, thường thì vài bai ngày mới cho ăn một lần mà thôi!

Tất nhiên, ai cũng biết trong chăn nuôi - bất kỳ nuôịB giống gì, mà tính toán “kỹ” như vậy là không đúng. Không cho chúng ăn đầy đủ dưỡng chất thì trách sao chúng lại chậm lớn, sinh sản kém...

Trong trường hợp nuôi Dông với số lượng quá nhiều ta nên nuôi một số giống côn trùng như dế mèn, trùn đất chẳng hạn, đó là cách giảm bớt chi phí thức ăn nuôi Dông.

Tóm lại, nuôi Dông ta không phải quá lo lắng vềl khâu “chạy” thức ăn nuôi chúng, nếu nuôi với số lượng ít. Trường hợp nuôi với số lượng nhiều, ta phải lo chủl dộng nguồn thức ăn đầy đủ. Chúng tôi sẽ đề cập kỹ vấn đề này ở phần sau.

Điều cần ghi nhớ là nên chọn những thức ăn tưoil c non, mềm mại, vì Dông không thể ăn được thức ăn cứng, Ngay chuối cũng phải là chối chín rục; củ quả phải gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài vì Dông chỉ ăn được phần ruột mềm bên trong. Cũng xin được nói thêm, thức ăn có nguồn gốc thực vật mà Dông thích ăn nhất là giá đậu (giá sống) nhưng giá cũng rất đắt tiền.

Khẩu phần ăn của Dông

Nuôi Dông không tốn quá nhiều thức ăn, vì chúng ăn không nhiều. Mỗi ngày, người ta ước tính chỉ cần năm kí thức ân đủ nuôi được một trăm con Dông. Trong đó, rau cỏ củ quả chiếm phần lớn.

Do Dông ăn ít thức ăn nên để nuôi chúng đạt được kết quả tốt, ta nên chọn loại thức ăn có phẩm chất tốt mà nuôi. Hà tiện trong khâu này là việc không nên làm, vi., lợi bất cập hại. Dông nuôi mà thiếu ăn hoặc chỉ được ăn với khẩu phần ăn quá nghèo nàn chất dinh dưỡng thì làm sao sống được sởn sơ, làm sao sinh sản sớm được?

Cách cho Dông ăn

Mặc dầu biết tính Dông có khả năng nhịn ăn cả tuần mà không chết, nhưtig ta vẫn nên cung cấp khẩu phần ăn đầy dủ cho chúng mỗi ngày để chúng được sống no đủ. Dông nuôi nếu được cho ăn thường xuyên theo cách này chúng sẽ mau lớn và sống sởn sơ.

Mặt khác, do biết bản tính của loài bò sát này có thói quen chỉ chịu chui ra khỏi hang để đi kiếm ăn vào lúc mặt trời đã lên cao, thời tiết bên ngoài thực sự ấm áp, nên hằng ngày chờ đến khoảng chín mười giờ sáng ta mới bắt đầu cho chúng ăn.

Thức ăn không nên đổ dồn đống vào chuồng mà rải đều ra dọc theo tường rào để giúp từng con tiếp cận vớịl thức ăn dễ dàng, tránh trường hợp con đói, con no.. để rồi sẽ có con ốm, con mập, bầy đàn lớn không đều.

Cũng như đôi với các vật nuôi khác như heo, bò sữa mỗi ngày ta cho Dông ăn đúng vào giờ giấc nhất định để tạo thói quen ăn uống cho chúng: Cứ đến giờ đó là cảm thấy đói và tự động rời khỏi hang để chạy đến bãi ăn. Trừ những ngày mưa bão hoặc gặp ngày thời tiết bên ngoài âm u giá lạnh thì ta có thể tạm ngưng cho Dông ăn ngày đó, hoặc linh dộng giờ giấc cho ăn, lúc trời đã tạnh mưa, lặng gió...

Thật ra, khi bên ngoài trời đang vần vũ chuyển mưa, dù có đói meo cả ruột, Dông cũng quyết nằm lì trong hang.

Cũng xin được lưu ý quý vị là, nên cho Dông ăn mội lượng thức ăn vừa đủ trong ngày mà thôi, nếu thiếu sẽ cho ăn thêm, chứ đừng để thừa thãi vừa tốn kém vô íchl lại vừa làm ô nhiễm môi trường sống của Dông.

Như vậy, Dông chỉ ăn mỗi ngày một bữa. Khi ănl chúng không ăn hùng hục như heo, như trâu bò mà có nhở nhơ, không gấp gấp, nên bữa ăn thường kéo dài đến ba bốn giờ là thường.

Vào giờ Dông ra ăn ta nên tránh xa, vì bản tính cố hữu của loài này rất nhút nhát, hễ nhác thấy bóng từ xa, dù đó là chủ nuôi cũng nhớn nhác rủ nhau bỏ chạy.

Thức ăn của Dông có thức ăn nguồn gốc thực vật và động vật. Hai thứ này thứ nào cho ăn trước, thứ nào cho ăn sau là tùy vào sự tính toán hoặc ý thích của từĩig chủ nuôi.

Nhu Cầu nước uống của Dông

Nhu cầu nước uống của Dông không nhiều, do hằng ngày chúng dượẹ ăn nhiều rau cỏ, củ quả, trong đó có chứa lượng nước khá nhiều nên Dông không mấy khát.

Chỉ trong những tháng nắng hạn, thời tiết vô cùng oi bức, Dông mới cần uống thêm chút ít nước cho khỏi khát mà thôi. Trong chuồng nuôi Dông, ta nên đặt một số máng nước (chuồng diện tích nhỏ), hoặc đào mương rãnh để lúc nào cũng có sẵn nước cho Dông uống. Nước uống của Dông phải là thứ nước trong sạch, nước của người dùng như nước mưa, nước máy, nước giếng....


Tìm Hiểu Tập Tính Con Dông Tìm Hiểu Tập Tính Con Dông Phân Biệt Giới Tính Con Dông Phân Biệt Giới Tính Con Dông