Tin thủy sản Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 8

Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 8

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 12/05/2020

Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 8

Chương 5: Vận hành một hệ thống tuần hoàn

Hình 5.1 Chất lượng nước và lưu lượng trong các bộ lọc và bể cá phải được kiểm tra trực quan và thường xuyên. Nước được phân phối bên trên tấm kim loại trên cùng của bộ lọc nhỏ giọt truyền thống (bộ khử khí) và phân phối đều qua các tấm kim loại đục lỗ rồi đi qua thiết bị lọc.

Việc chuyển từ chăn nuôi cá truyền thống sang kỹ thuật tuần hoàn làm thay đổi đáng kể các công việc thường ngày và những kỹ năng cần thiết để quản lý trang trại. Người chăn nuôi cá giờ đã trở thành người quản lý cả cá và nước. Nhiệm vụ quản lý nước và duy trì chất lượng nước đã trở nên quan trọng không kém nếu không muốn nói là quan trọng hơn công việc chăm sóc cá. Mô hình truyền thống thực hiện công việc hàng ngày tại một trang trại flow-through truyền thống đã thay đổi thành tinh chỉnh một cỗ máy chạy liên tục 24/24. Giám sát tự động toàn bộ hệ thống đảm bảo rằng người nông dân có quyền truy cập thông tin trang trại vào mọi lúc và hệ thống báo động sẽ kêu lên nếu có trường hợp khẩn cấp.

Những công việc và thủ tục hàng ngày

Những công việc hằng ngày và quy trình làm việc quan trọng nhất được liệt kê dưới đây. Nhiều chi tiết sẽ xảy ra trong thực tế nhưng mô hình tổng thể nên liệt kê rõ ràng. Điều cần thiết là lập một danh sách với tất cả các nhiệm vụ cần kiểm tra mỗi ngày và đây cũng là danh sách để kiểm tra trong khoảng thời gian dài hạn hơn.

Hàng ngày hoặc hàng tuần:

 • Kiểm tra trực quan hành vi của cá

 • Kiểm tra trực quan chất lượng nước (độ trong / độ đục)

 • Kiểm tra thủy động lực (dòng chảy) trong bể

 • Kiểm tra sự phân phối thức ăn của máy cho ăn tự động

 • Loại bỏ và ghi chép lại số lượng cá chết

 • Dội nước cửa ra của bể chứa nếu được trang bị ống đứng

 • Lau sạch màng bám trên đầu dò oxy

 • Ghi chép lại nồng độ oxy thực tế trong bể

 • Kiểm tra mực nước trong hố bơm

 • Kiểm tra vòi phun trên bộ lọc cơ học

 • Ghi chép lại nhiệt độ

 • Thực hiện kiểm tra nồng độ amoniac, nitrit, nitrat, độ pH

 • Ghi chép lại dung lượng nước mới được sử dụng

 • Kiểm tra áp suất trong nón nén oxy

 • Kiểm tra hàm lượng NaOH hoặc vôi để điều chỉnh độ pH

 • Kiểm soát các tia UV đang hoạt động

 • Ghi chép lại mức điện năng đã sử dụng (kWh)

 • Đọc thông tin từ các đồng nghiệp ghi trên bảng tin

 • Đảm bảo hệ thống báo động được bật trước khi rời trang trại.

Hàng tuần hoặc hàng tháng:

 • Vệ sinh bộ lọc sinh học dựa theo hướng dẫn

 • Xả nước ngưng tụ từ máy nén

 • Kiểm tra mực nước bên trong bể đệm

 • Kiểm tra hàm lượng O2 còn lại trong bể chứa oxy

 • Hiệu chuẩn máy đo độ pH

 • Hiệu chuẩn bộ phận cung cấp nhiên liệu

 • Hiệu chỉnh đầu dò O2 trong bể cá và trong hệ thống

 • Kiểm tra còi báo động - thực hiện kiểm tra còi báo động

 • Kiểm tra oxy dự trữ khẩn cấp hoạt động trong tất cả các bể

 • Kiểm tra tất cả các máy bơm và động cơ xem có bị hỏng hóc hay không

 • Kiểm tra máy phát điện và chạy thử

 • Kiểm tra xem máy thông gió dùng cho các bộ lọc nhỏ giọt có đang hoạt động không

 • Bôi mỡ vòng bi của bộ lọc cơ học

 • Rửa vòi phun trên bộ lọc cơ học

 • Tìm kiếm “vùng nước chết” trong hệ thống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa

 • Kiểm tra các hố lọc của bộ lọc - phải phải quan sát thấy không có bùn.

Hình 5.2 Máy tạo oxy. Kiểm soát và bảo dưỡng những cài đặt đặc biệt phải được chú ý.

6-12 tháng:

 • Vệ sinh máy khử trùng tia UV, thay đèn hàng năm

 • Thay dầu và bộ lọc dầu và bộ lọc không khí trên máy nén

 • Kiểm tra xem bên trong cột tháp làm lạnh hơi nước thải ra có sạch không

 • Kiểm tra xem bộ khử khí có bẩn không và vệ sinh nếu cần thiết

 • Vệ sinh bộ lọc sinh học kỹ lưỡng nếu cần thiết

 • Bảo dưỡng đầu dò oxy

 • Thay đổi vòi phun trong bộ lọc cơ học

 • Thay đổi tấm lọc trong bộ lọc cơ học.

Chất lượng nước

Quản lý hệ thống tuần hoàn đòi hỏi phải ghi chép lại liên tục và điều chỉnh để đạt được một môi trường hoàn hảo cho cá nuôi. Đối với mỗi thông số liên quan đều có một số dư nhất định cho những gì có thể chấp nhận được về mặt sinh học. Trong suốt chu trình sản xuất, mỗi bộ phận của trang trại nếu có thể thì nên ngắt hoạt động và khởi động lại cho một mẻ cá mới. Những thay đổi trong sản xuất ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, nhưng đặc biệt là bộ lọc sinh học rất nhạy cảm với sự khô cạn hoặc những thay đổi khác. Trong hình 5.3, có thể quan sát được ảnh hưởng của sự cô đặc các hợp chất nitơ để lại lên bộ lọc sinh học mới bắt đầu. Sự thay đổi thất thường sẽ xảy ra với nhiều thông số khác mà trong đó những thông số quan trọng nhất có thể được nhìn thấy trong hình 5.4. Trong một số tình huống, các thông số có thể tăng lên đến mức không thuận lợi hoặc thậm chí độc hại đối với cá. Tuy nhiên, không thể đưa ra dữ liệu chính xác về các mức thông số này vì độc tính phụ thuộc vào những thứ khác nhau, chẳng hạn như loài cá, nhiệt độ và độ pH. Cá thường thích nghi nhất với điều kiện môi trường của hệ thống và do đó chịu đựng được các thông số nhất định ở mức cao hơn, chẳng hạn như các-bon đi-ô-xit, nitrat hoặc nitrit. Quan trọng nhất là tránh những thay đổi đột ngột các thông số vật lý và thông số hóa học của nước.

Hình 5.3 Những thay đổi thất thường về sự cô đặc của các hợp chất nitơ khác nhau từ khi khởi động bộ lọc sinh học.

Hình 5.4 Các mức ưu tiên cho các thông số chất lượng nước và hóa học khác nhau trong một tuần hoàn trên hệ thống.

Độc tính cao nhất của nitrite có thể được loại bỏ bằng cách thêm muối vào hệ thống. Nồng độ muối trong nước chỉ 0,3 o/oo (ppm) là đủ để ức chế độc tính của nitrite. Các mức đề xuất dành cho các chỉ số chất lượng vật lý và chỉ số chất lượng hóa học trong nước khác nhau trong một hệ thống tuần hoàn.

Bảo dưỡng bộ lọc sinh học

Bộ lọc sinh học phải luôn hoạt động ở điều kiện tối ưu để đảm bảo chất lượng nước cao và ổn định trong hệ thống. Sau đây là một ví dụ về quy trình bảo trì bộ lọc sinh học.

 

Hình 5.5 Bản vẽ nguyên lý của bộ lọc sinh học làm bằng nhựa polyetylen (PE). Thông thường các bộ lọc sinh học PE được đặt trên mặt đất được trang bị van xả cặn để dễ dàng xả nước và vệ sinh. Nước cặn được dẫn ra hệ thống xử lý nước thải bên ngoài hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn. Hình ảnh bên phải cho thấy kích thước của bộ lọc sinh học PE cỡ lớn.  Nguồn: nhóm AKVA.

Quy trình bảo dưỡng bộ lọc sinh học bao gồm:

  • Chà rửa tấm kim loại trên cùng mỗi tuần thứ hai (cách tuần 1 lần) để tránh vi khuẩn và tảo phát triển, cuối cùng làm nghẽn các lỗ đục trên tấm kim loại trên cùng
  • Chà rửa và vệ sinh các máy khuếch tán bong bóng siêu nhỏ trong ống xử lý nước chảy từ buồng lọc sinh học cuối cùng đến bộ lọc vi hạt (bộ lọc các hạt phân tử siêu nhỏ) cách tuần 1 lần
  •  • Sắp xếp lịch theo dõi và vệ sinh thường xuyên

Hình 5.6 Mô hình dòng chảy biểu thị bộ lọc sinh học PE đa buồng đi từ trái sang phải và ngược dòng trong mỗi buồng. Hầu hết các chất hữu cơ được loại bỏ bởi vi khuẩn dị dưỡng trong buồng đầu tiên. Tải trọng hữu cơ tương đối thấp trong các buồng sau đảm bảo một màng sinh học nitrat mỏng để chuyển đổi amoniac thành nitrat. Buồng cuối cùng được gọi là bộ lọc vi hạt và được thiết kế để loại bỏ các hạt phân tử rất mịn chưa được loại bỏ bởi bộ lọc cơ học. Nguồn: nhóm AKVA.

Các thông số sau cần được kiểm tra thường xuyên:

  • Kiểm tra sự phân bố bọt khí qua từng bộ lọc của bộ lọc sinh học. Theo thời gian bộ lọc sinh học sẽ tích lũy chất hữu cơ, điều này sẽ tác động đến việc phân phối bọt khí và làm tăng kích thước của các bong bóng khí.
  • Kiểm tra độ cao giữa mực nước bề mặt trong bộ lọc sinh học và cạnh trên của thành xi lanh PE để xác định sự thay đổi dòng chảy thông qua bộ lọc sinh học và bộ lọc vi hạt
  • Thường xuyên liệu chừng các chỉ số chất lượng nước phù hợp nhất với bộ lọc sinh học
  • Theo dõi chặt chẽ khối lượng còn lại của bazơ hoặc axit được sử dụng để định lượng.

Vệ sinh và xả nước để loại bỏ cặn trong bộ lọc sinh học

Một hỗn hợp chất vô cơ, màng sinh học bị tróc ra và các chất hữu cơ khác mà khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật dị dưỡng có thể tích tụ bên dưới bộ lọc sinh học. Những vật chất này nên được loại bỏ bởi hệ thống dọn sạch cặn được đặt trong các buồng.

Để dội sạch cặn, hãy làm theo giao thức dưới đây:

  • Bỏ qua bộ lọc sinh học PE cần được làm sạch
  • Mở van xả thải trong vài giây (khoảng 10 giây)
  • Nếu máy bơm cặn được lắp đặt: hãy bơm cặn từ bộ lọc sinh học PE và kiểm tra nước chuyển sang màu nâu
  • Tiếp tục quy trình này cho tất cả các bộ lọc sinh học và bộ lọc vi hạt (và tắt máy bơm cặn khi hoàn thành). Đảm bảo rằng không hút nước từ các buồng lọc sinh học thông qua máy bơm cặn. Nếu có khả năng thoát nước theo lối này thì hãy đóng tất cả các van xả cửa xả lại.

Làm sạch đơn giản bộ lọc sinh học bằng không khí

Hai lần một tuần là tần suất khuyến nghị áp dụng một giao thức vệ sinh đơn giản. Trong quy trình này, bộ lọc sinh học PE được làm sạch bằng không khí.

Để làm sạch đơn giản bộ lọc sinh học, hãy làm theo giao thức dưới đây:

  • Không thay đổi dòng chảy đi đến bộ lọc sinh học
  • Mở các van làm sạch không khí trên bộ lọc sinh học PE đầu tiên
  • Kiểm tra xem máy quạt gió làm sạch đã sẵn sàng hoạt động chưa rồi bật máy quạt gió này lên
  • Hướng tất cả gió làm sạch vào bộ lọc sinh học đầu tiên trong vòng 10-15 phút. Dòng nước xử lý qua bộ lọc sinh học sẽ chuyển các chất hữu cơ được giải phóng sang buồng sau
  • Hướng tất cả gió làm sạch vào bộ lọc sinh học PE tiếp theo trong vòng 10 - 15 phút. Tiếp tục quy trình cho đến bộ lọc sinh học cuối cùng, ngoại trừ bộ lọc vi hạt
  • Tất cả các chất hữu cơ được giải phóng tự tìm đường đi đến bộ lọc vi hạt.

Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 9 Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn… Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn - Phần 7 Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản tuần hoàn…