Các quy trình thực hành quản lý tốt trong nuôi tôm – Phần II
31. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và rất quý giá. Cố gắng tối đa hóa hiệu suất sử dụng nước.
32. Cẩn thận khi thay nước. Không thay nước hoặc bơm nước vào trong ao thường xuyên.
33. Không nên thay nước trong tháng đầu tiên. Nếu cần thiết có thể thay nước vào tháng thứ hai nhưng cố gắng giảm thiểu thì càng tốt.
34. Tháo nước khi thực vật phù du phát triển (nở hoa) quá dày, nghĩa là nước có màu xanh lá cây đậm hoặc nước màu nâu sẫm.
35. Khi tháo nước, gây nhiễu động ở phần dưới đáy ao gần cổng thoát nước để bỏ đi các chất thải hữu cơ có màu đen từ trong ao.
36. Không tháo nước hoặc thay nước vượt quá 15 – 30 cm độ sâu của ao trong một ngày.
37. Chỉ lấy nước vào ao khi trong khu vực nuôi không nhiễm bệnh.
38. Luôn luôn sử dụng lưới lọc hai lớp có mắt lưới mịn hoặc kích cỡ mắt lưới 300 µm để lọc nước đưa vào ao.
39. Sử dụng vôi nông nghiệp sau mỗi lần lấy nước hoặc thay nước và sau khi mưa. Vôi có tác dụng là chất đệm cho nước.
40. Nếu có bọt trên bề mặt nước hoặc nếu màu nước đột nhiên thay đổi hoặc trở nên trong thì thay 5 – 10 cm nước và bón thêm vôi nông nghiệp với liều lượng 200 – 300 kg mỗi ha.
41. Thường xuyên kiểm tra các thông số chất lượng nước.
42. pH của nước nên trong khoảng 7,5 đến 8,5. Để đo pH sử dụng chất chỉ thị phổ biến dạng lỏng hoặc giấy quỳ. Nếu pH thấp hơn 7,5 thì sử dụng vôi vỏ sò để tăng pH. Nếu pH cao hơn 8,5 thì thay nước để giảm pH.
43. Độ mặn của nước lý tưởng cho tôm là 10 – 25 ppt. Sử dụng máy đo độ mặn.
44. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) nên trong khoảng 5 – 6 ppm. Có thể sử dụng máy đo DO điện tử để đo hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
Nếu cạn kiệt oxy trong ao, tôm sẽ bắt đầu bơi trên mặt nước đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Hàm lượng oxy hòa tan dưới 4 ppm sẽ gây căng thẳng cho tôm.
Do đó, nếu ở mức dưới 4 ppm đặc biệt là ban đêm và vào buổi sáng sớm thì chạy sục khí bánh guồng hoặc máy bơm nước để thông khí nước bằng cách phun nước khắp mặt ao.
Nếu không có dịch bệnh trong vùng nuôi thì có thể thay nước để nâng oxy hòa tan.
45. Màu nước nên có màu xanh lá cây hoặc màu nâu cho thấy thực vật phù du phát triển tốt. Nước không nên đục hoặc trong hoặc màu nâu hoặc màu xanh lá cây sẫm. Điều này cho thấy hoặc thực vật phù du không phát triển hoặc phát triển quá dày, cả hai tình trạng đều không nên xảy ra trong ao.
46. Kiềm nên ở mức 100 ppm. Có thể sử dụng kit kiểm tra độ kiềm tức thời để đo hàm lượng kiềm.
47. Ammoniac phải thấp hơn 0,1 ppm. Có thể đo bằng kit kiểm tra ammoniac tức thời.
48. Hydrogen Sulfide phải là 0 ppm. Có thể đo bằng kit kiểm tra Hydrogen Sulfide tức thời.
49. Loại bỏ tảo đáy khi nó phát triển trong ao. Nếu không loại bỏ được, nó sẽ phân hủy ở đáy ao và giải phóng khí độc gây căng thẳng cho tôm.
50. Cũng thường xuyên cần loại bỏ tảo sợi và hydrilla (rong đuôi chồn, rong đen, rong gai, hắc tảo) từ ao. Nếu không loại bỏ được, tôm có thể bị vướng vào các sợi tảo và chết. Cá măng có thể hiệu quả để loại bỏ tảo này.
51. Thường xuyên theo dõi sức khỏe và mức tăng trưởng của tôm. Có thể kiểm tra bằng cách lấy 10 – 15 con tôm từ khay thức ăn hàng ngày hoặc quăng chài tôm hàng tuần.
52. Tôm phải sạch với màu sắc cơ thể bình thường, không mất bất kỳ chân hay râu. Đường ruột phải đầy.
Nếu vỏ hoặc mang tôm bị bẩn thì có nghĩa là đáy ao không sạch. Cách khắc phục là cho thức ăn sang chỗ đáy sạch hơn và thay khoảng 10 cm nước rồi bón vôi nông nghiệp ở mức 200 kg/ ha.
53. Nếu tìm thấy trên mặt nước tôm bị phân trắng hay tôm bệnh hoặc tối màu thì kiểm tra xem mang chúng có bị bẩn hoặc đen, nếu có thì giảm lượng thức ăn và thay 10 cm nước.
54. Nếu phát hiện bệnh trong ao, trên cơ sở ghi chép hàng ngày về số lượng tôm bệnh hoặc chết.
Nếu tỷ lệ chết hàng ngày vẫn ở mức thấp, 5 con mỗi ngày, hoặc giảm xuống, thì không cần thu hoạch khẩn cấp. Kiểm tra tôm bệnh để phát hiện bệnh bằng cách sử dụng kit xét nghiệm dot blot ví dụ như là loại Shrimple để xác nhận bệnh đốm trắng.
55. Loại bỏ tôm bệnh và chết ngay khi nó xuất hiện trong ao và chôn ở xa vị trí ao nuôi. Không vứt tôm chết và bị bệnh ở kênh mương hoặc ngoài trời. Không dùng bất kỳ hóa chất hay thuốc khi không được tư vấn từ chuyên viên sức khỏe tôm. Không có thuốc để chữa trị các bệnh do virút trên tôm.
56. Nếu tỷ lệ chết hàng ngày gia tăng nhanh, bị hoặc không bị đốm trắng trên tôm, kết hợp lượng tiêu thụ thức ăn giảm nhanh thì cần thu hoạch khẩn cấp.
Nếu tỉ lệ chết nhanh tới 50 con/ngày và nhật ký ao không cho thấy nguyên nhân môi trường rõ ràng hoặc xét nghiệm dot blot xác nhận bệnh đốm trắng, thu hoạch toàn bộ bằng lưới và giữ nước trong ao ít nhất một tháng.
Nếu tôm quá nhỏ để thu hoạch, vẫn giữ tôm trong ao ít nhất một tháng. Nếu cần cấp bách để chuẩn bị cho vụ khác thì sử dụng vôi clorua hoặc hypochlorite canxi ở mức 1.000 kg/ha để khử trùng nước ao và sau 15 ngày tháo nước ra kênh.
57. Đuổi các loại động vật và chim chóc khỏi các ao bị ảnh hưởng bệnh. Không chuyển nhân công trang trại hoặc đổi vật dụng trang trại từ các ao nuôi bị bệnh sang ao khác.
58. Điều quan trọng nữa là phải thu hoạch cẩn thận, xử lý và bảo quản tôm để duy trì độ tươi và chất lượng tôm.
59. Phối hợp thu hoạch với trang trại khác trong khu nuôi. Đảm bảo thông báo cho những người nuôi kế bên biết về việc thu hoạch.
Trước khi thu hoạch 3 đến 4 ngày, bón vôi nông nghiệp vào ao đặc biệt là ở các góc và khu vực mương ở mức 200 kg/ha, cách này sẽ giúp làm sạch bề mặt vỏ. Tránh thu hoạch trong giai đoạn lột xác, nghĩa là trăng tròn hoặc bắt đầu con trăng mới.
Hai ngày trước khi thu hoạch kiểm tra xem có tôm nào lột xác không, nếu khoảng hơn 10 % tôm mới lột xác thì trì hoãn việc thu hoạch 1 hoặc 2 ngày. Không thay nước hoặc giảm mức nước 3 – 4 ngày trước khi thu hoạch.
Thu hoạch từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng. Tránh thu hoạch và đóng gói tôm vào lúc nóng trong ngày. Không cho tôm ăn 6 giờ trước khi thu hoạch để giữ cho đường ruột rỗng và giúp tôm sống lâu hơn.
Hoàn tất thu hoạch trong vòng 6 – 8 giờ. Nếu cần thiết thì sử dụng nhiều máy bơm nước để thu hoạch kịp thời và bắt gần hết tôm bằng túi lưới. Tránh sử dụng lưới để thu hoạch khi nước nông.
Nếu khó tháo nước ao theo bình thường, sử dụng cửa làm bằng thanh tre hoặc lưới cá đặt ở một góc tại chỗ sâu trong ao để cố định túi lưới và để thu hoạch tôm. Tách tôm nhặt bằng tay với tôm thu hoạch bằng túi.
Phải rửa thật sạch tôm bằng nước sạch và nhúng tôm trong thùng đá lạnh khoảng 15 phút để làm chết lạnh.
Cách này làm cho tôm tươi. Luôn luôn không sử dụng nước ao hoặc nước bẩn trong quá trình rửa và làm chết lạnh. Không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong khi rửa tôm hoặc làm chết lạnh. Đảm bảo dùng đá chất lượng tốt để làm chết lạnh và đóng gói.
Sử dụng lượng tôm và đá xay bằng nhau, trộn đúng cách trong bồn vận chuyển cách nhiệt. Trước khi xếp chồng các hộp đã đóng gói lên nhau, đảm bảo đáy của các hộp phải sạch sẽ. Luôn luôn giữ tình trạng sạch sẽ.
60. Giữ nhật ký nuôi trong quản lý ao là rất quan trọng.
Điều này giúp phân tích kết quả vụ nuôi, nguyên nhân có thể gây bệnh, vv…, ngoài ra để kiểm tra các chi tiêu và thu nhập liên quan đến vụ nuôi, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý vụ nuôi.
Đó là một điều kiện tiên quyết trong truy xuất tôm trên thị trường.
Nhật ký ao hàng ngày bao gồm thông tin về chi tiết chuẩn bị ao, nguồn giống, chất lượng và thả giống, các biện pháp xử lý đất và nước, thay nước, loại và số lượng thức ăn, các thông số chất lượng nước, thông tin về tình trạng sức khỏe tôm, thông tin thu hoạch, chi phí và thu nhập.
61. Để đạt hiệu quả tốt hơn trong tiếp thị, cách duy nhất tiến tới là tổ chức các nhóm người nuôi quy mô nhỏ trong khu nuôi.
Các nhóm người nuôi như thế có thể dễ dàng thuận lợi trong việc mua các nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng với giá rẻ hơn nhờ đó giảm chi phí sản xuất. Nhiều nhóm người nuôi ở xã có thể cùng liên kết để tiếp thị tôm nuôi với giá tốt hơn.
Thị trường quốc tế luôn có nhu cầu mua tôm có chứng nhận. Điều này có thể cung cấp cho người nuôi lợi thế trong thị trường quốc tế cạnh tranh cao, không chỉ bán sản phẩm thành công mà còn bán được với giá cao.
Nhóm người nuôi có trách nhiệm và thành công là nhóm đối tượng hấp dẫn đối với khối ngân hàng và bảo hiểm để gia hạn tín dụng và bảo hiểm vụ nuôi, nhờ đó sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính và rủi ro cho người nuôi.
Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến chất lượng và các vấn đề an toàn thực phẩm do tác động của nó đối với sức khỏe con người.
Các nước nhập khẩu đã cấm các loại tôm nhiễm hóa chất đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu và dư lượng hóa chất độc hại khác. Các hóa chất gây ô nhiễm có thể là từ các trại tôm giống, trại ương, trang trại và nhà máy chế biến.
Vì thế các loại hóa chất không được sử dụng trong bất kỳ khâu nào trong quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng. Tôm cũng có thể bị nhiễm vi sinh vật hoặc vi khuẩn có hại như Salmonella, E.coli, vi khuẩn Vibrio cholerae.
Nhiễn khuẩn có thể là do điều kiện mất vệ sinh tại các vùng nuôi như nhà vệ sinh mở trên các kênh của nguồn nước, sử dụng phân hữu cơ ướt / không qua xử lý như phân bò, phân gia cầm, vv…
Ngoài ra nó có thể do quy trình thực hành xử lý thu hoạch và sau thu hoạch không tốt, chế biến mất vệ sinh và điều kiện đóng gói.
Nhiễm khuẩn có thể được ngăn chặn bằng cách sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh trong các lĩnh vực nông nghiệp, xử lý nước trong ao lắng, các quy trình thực hành cải tiến trong xử lý thu hoạch và sau thu hoạch, thực hiện chương trình HACCP trong các nhà máy chế biến và đóng gói.
Một khía cạnh chất lượng khác là độ tươi của tôm. Quy trình chế biến và bảo quản tôm nhanh ngay sau thu hoạch là chìa khóa để bảo quản độ tươi của tôm.
Tags: nuoi tom, nuoi trong thuy san, thuy san, con tom, nuoi tom, ao nuoi tom, quan li trong nuoi tom
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao