Bệnh Héo Cây Con, Héo Khô
Triệu chứng bệnhBệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con.
Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
Cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần.
Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ.
Tuy nhiên, ở ngòai đồng bệnh thường dễ nhầm lẫn với thiệt hại do ruồi đục thân đậu nành (Melanagromyza sojae), có thể phân biệt nhờ vào các dấu hiệu bệnh nêu trên. Bệnh cũng thường xuất hiện cùng lúc với thiệt hại do ruồi đục thân do điều kiện thời tiết nóng và ẩm đều phù hợp cho hai lọai dịch hại này.
Tác nhân gây bệnhBệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn, giai đọan sinh sản hữu tính là Thanatephorus cucumeris thuộc lớp nấm Đãm. Sợi nấm màu trắng, hạch nấm màu trắng lúc mới thành lập, sau đó có màu nâu vàng hoặc nâu đen, hạch nấm hình cầu có bề mặt trơn láng, kích thước 1-2 mm. Đây là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.
Biện pháp phòng trịÁp dụng biện pháp Phòng trị bệnh bệnh giống như đối với bệnh cháy nhũn lá, tuy nhiên, khi áp dụng thuốc cần chú ý khử đất và phun thuốc ở gốc thân.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao