Sinh viên/Thực tập Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon

Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon

Publish date Friday. October 11th, 2013

Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon

Ông Nguyễn Văn So, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là một trong những người mạnh dạn nuôi lươn trên cạn ở ĐBSCL. Năm 2001, ông So thử dùng bạt nylon loại dày không thoát nước để lót nuôi trên cạn, thay thế cho hồ xây bằng gạch, xi măng (chỉ dùng cây cắm xung quanh để giữ bồn nuôi không bị nghiêng chảy nước ra ngoài).

Thấy có hiệu quả, ông đã nhân lên 4 bồn, diện tích 150 m2, thả nuôi 250 kg lươn giống (loại 35 con/kg), chỉ sau 6 tháng nuôi, ông So bắt đầu thu hoạch lời 14 triệu đồng. Không dừng lại đó, ông So đã tăng lên hai vụ trong năm, cho đến nay ông có 9 bồn nuôi lươn trước nhà. Thu nhập từ con lươn đạt từ 76 - 80 triệu đồng/năm.

Kỹ thuật làm bồn nuôi lươn:

Nên chọn nơi khu vực đất cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất lượng nước tốt. Diện tích xây bồn từ 10 - 30 m2 là thích hợp nhất, chỉ cần mua bạt nylon không thấm nước là có thể xây dựng thành bồn nuôi. Chiều cao mỗi bồn từ 1 - 1,3 m, bỏ đất ruộng (đang canh tác) vào trong hồ lươn khoảng 1/2 - 2/3 diện tích để cho lươn chui vào đó cư trú.

Nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường tốt hoặc cho lục bình hay trồng rau mác, rau dừa vào trong hồ để tạo bóng râm trong bồn. Mực nước trong bồn nuôi từ 20 - 30 cm, mực nước sâu quá, ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của lươn. Lươn là loài không ưa ánh sáng nên trước khi bố trí bồn nuôi, phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột.

Chọn con giống:

Nguồn lươn ngoài tự nhiên càng lúc càng cạn kiệt, việc sinh sản nhân tạo của lươn hiện nay còn rất hạn chế, đa phần người nuôi phải mua của người dân xúc ủ, đặt trúm, đánh bắt bằng xung điện...

Lươn có 3 loại (theo màu sắc). Loại I: lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Loại II: màu vàng xanh, phát triển bình thường. Loại III: màu xám tro, chậm lớn. Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 - 60 con/kg. Lươn giống thả nuôi phải đồng cỡ, không bị sây sát, khỏe mạnh. Mật độ thả nuôi tốt nhất từ 60 - 80 con/m2.

Cách cho ăn:

Lươn nuôi cần phải trải qua quá trình thuần hóa để quen với thức ăn. Giai đoạn từ 7 - 10 ngày đầu cho lươn ăn giun đất vào buổi tối. Sau đó, từ từ tập cho lươn ăn sớm hơn, khi lươn ăn mạnh, có thể cho ăn hai lần/ngày. Thức ăn cho lươn chủ yếu là các loại cá đồng, ốc bươu vàng, cua hoặc cá biển mua về xay ra cho ăn.

Trong quá trình chăm sóc, khi cho lươn ăn, cần phải nắm vững nguyên tắc “4 định”: (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí) để điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Không nên cho lươn ăn thức ăn bị hôi thối, thức ăn dư trong bồn từ 1 - 2 giờ nên vớt bỏ ra ngoài, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước. Khi lươn trưởng thành, trung bình mỗi ngày cho lươn ăn một lần.

Lươn mới thả vào 7 ngày cho thay nước một lần, khoảng trên 2 tháng, 4 ngày thay nước, hàm lượng oxy trên 2 mg/lít. Lươn kỵ nước bẩn.


Biện Pháp Hạn Chế Hao Hụt Lươn Trong Giai Đoạn Đầu Thả Giống Biện Pháp Hạn Chế Hao Hụt Lươn Trong… Nông Dân Sáng Kiến Nuôi Lươn Không Cần Bùn Nông Dân Sáng Kiến Nuôi Lươn Không Cần…