Khoai lang Kỹ Thuật Thâm Canh Khoai Lang Hiệu Quả

Kỹ Thuật Thâm Canh Khoai Lang Hiệu Quả

Publish date Wednesday. October 30th, 2013

Kỹ Thuật Thâm Canh Khoai Lang Hiệu Quả

Khoai lang là cây truyền thống được bà con đưa vào trồng bởi quy trình trồng không khó, phù hợp với điều kiện canh tác của nông dân và cho hiệu quả kinh tế khá. Những năm gần đây, cây khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông.

Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitaminA, B, choline... Củ khoai đã phơi khô có chứa những chất rất quý với cơ thể là vitamin chống nhiễm mỡ. Nếu thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan.


Trong ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống như insulin, do đó, người bị bệnh đái tháo đường hàng ngày nếu ăn dây khoai lang đỏ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

1. Chọn giống:

Có thời gian sinh trưởng từ 105 – 120 ngày và có năng suất từ 20 – 26 tấn/ha và chất lượng cao như: VC04-24; VC68-2; KB1; VC02-193...
Chọn dây giống: Phải chọn những đoạn dây bánh tẻ (đoạn 1 và đoạn 2) có chiều dài từ 25 - 30cm, mỗi đoạn có khoảng 7 – 10 đốt mắt.

2. Thời vụ: Cây khoai lang được trồng quanh năm tuỳ theo mục đích sử dụng sản phẩm (nhân giống; ăn lá và lấy củ). Nên các mùa vụ trồng chủ yếu là:

 


Vụ Xuân: trồng từ 15/01 đến 15/2.Vụ Xuân hè: trồng từ 20/2 đến 5/3
Vụ Hè thu: trồng tháng 5 thu hoạch tháng 8Vụ Thu Đông: trồng tháng 7 thu hoạch tháng 10
Vụ Đông: trồng từ 15/09 đến 15/10

3. Chọn đất và làm đất:


3.1- Chọn đất : Đất thích hợp nhất đối với khoai lang là đất thịt nhẹ, cát pha  thành phần cơ giới nhẹ. Chủ động thoát nước tốt khi cần thiết.3.2- Làm đất : Đất phải được cày sâu bừa kỹ để đạt được độ tơi xốp. Cây lên luống theo hướng Đông – Tây là tốt nhất, hoặc theo độ dốc thoát nước của ruộng. Lên luống rộng 1,2 -1,5m, cao 30-40cm (khoảng cách giữa 2 tim rãnh).


4. Phân bón và cách bón :

4.1.      Lượng phân bón cho 1 sào 500m2:
Phân chuồng:       500-1000kgPhân Ure:            6-8kg.
Phân Supe lân:     20-25kgPhân Kali Clorua: 8-10kg
4.2. Cách bón: + Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân và 1/3 lượng đạm, 1/3 lượng Kali. Bón theo rạch đã định trên luống và lấp đất dày 3 – 4 cm mới đặt dây trồng.
+ Bón thúc 1 lần sau trồng từ 25 – 35 ngày tuỳ theo vụ thì tiến hành cày xả 2 bên luống, phơi đất 1 – 2 ngày. Sau đó, làm đất nhỏ bón hết số phân còn lại vào hông luống và vun cao luống.+ Bón thúc lần 2 (nếu có điều kiện) vừa làm cỏ, bấm ngọn vừa bón thêm phân kali.


5.Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

5.1. Kỹ thuật trồng:
Mật độ trồng: vụ Đông trồng dày hơn vụ Hè thu, vụ Xuân hè. Bình quân từ 6-8 dây/m dài.- Phương thức trồng:
+ Trồng áp má: đặt áp má theo dãnh và sau đó lấp đất nén chặt.+ Trồng từng dây: đặt dây giữa rãnh dùng tay lấy đất lấp dây và nén chặt.
Ghi chú: ủ dây trước khi trồng 2-3 ngày để dây nhanh ra rễ+ Đất khô trồng sâu, nén chặt hơn và trồng vào buổi chiều.
+ Nếu có điều kiện tưới thẳng mà đất quá khô thì sau trồng cho nước vào 1/3-1/2 rãnh khi ngấm đều thì tháo kiệt nước.5.2. Chăm sóc:
Sau trồng 25 – 35 ngày cần làm cỏ, cày hay cuốc xả đất hai bên luống và bón phân kết hợp vun cao luống nhằm tăng độ thông thoáng cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành tia củ và phát triển củ.+ Giai đoạn cây ổn định, phát triển củ tiến hành bấm ngọn, làm cỏ, nhấc dây để tập trung dinh dưỡng phát triển củ, chất lượng củ và năng suất củ.
Tác dụng của bấm ngọn và nhấc dây: hạn chế dây vươn dài, tạo quần thể gọn, không cho rễ phụ phát triển để tập trung dinh dưỡng tốt hơn.

6. Sâu bệnh hại khoai lang :


6.1. Sâu hại : - Sâu gai và sâu khoang hay phá hoại khoai lang, ngoài ra nó còn gây hại cho các loài đậu đỗ, vừng, cà chua, thuốc lá, ngô... Ban ngày chúng nấp dưới đất hoặc phía dưới mặt lá, ban đêm mới chui lên cắn ngọn và ăn lá. Khi động mạnh chúng cuộn tròn mình lăn khỏi mặt lá xuống đất
- Sâu xanh có rất nhiều màu sắc khác nhau: Màu nâu, đen, xanh. Trên lưng có gạch ngang hoặc chấm đen hay màu vàng. Sâu to, nhỏ khác nhau, đầu hoặc đuôi đều có gai.- Sâu đục thân nó đục thành hang trong dây khoai lang.
Để phòng một số loại sâu cần: + Làm đất kỹ, phơi đất hay ngâm nước để diệt nhộng dưới đất.
+ Phun thuốc Trebon hoặc một số loại thuốc nội hấp khi sâu non mới nở tuổi 1-2, phun vào chiều tối.- Bọ hà: Là loại côn trùng phá hại khá nghiêm trọng trên khoai lang, bọ trưởng thành giống như con kiến nâu, có cánh cứng màu đen. Đầu tiên chúng đẻ trứng ở thân và củ khoai, sau đó ăn sâu củ tạo thành những đường ngầm tiết ra độc tố (khoai bị hà sùng). Vì vậy, không trồng khoai lang liên tục trên cùng một chân đất, vun cao kín gốc nhằm hạn chế bọ hà đẻ trứng trên củ khoai, tưới nước đủ ẩm và thường xuyên. Cần thu hoạch kịp thời khi khoai lang đã xuống củ
6.2. Bệnh hại: Khoai lang cũng có rất nhiều loại bệnh như: Đốm lá, đốm đen (đốm vòng), thối mềm củ, thối đen rễ héo thân, vảy đen... gây hại loang lổ, khô ruột củ, cây vàng lùn...
Để phòng trừ một số bệnh trên cần:+ Chọn giống sạch bệnh trước khi trồng.
+ Xử lý giống trước khi trồng.+ Luân canh với cây trồng khác.


7. Thu hoạch:

Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (đủ thời gian sinh trưởng), các lá phần gốc chuyển màu vàng thì tiến hành cắt tỉa dây cho chăn nuôi đồng thời tiến hành bới đất kiểm tra, thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như quá trình bảo quản và chế biến hay tiêu thụ sản phẩm.


Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Khoai Lang Nhật Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Khoai Lang…