Nuôi gà 25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 1

25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 1

Author BSTY. Trần Thị Thủy, publish date Monday. February 26th, 2018

25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 1

Việc nhận biết trước, có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn về đặc điểm bệnh và biết cách điều trị các căn bệnh phổ biến đáng sợ nhất của gà, đặc biệt trong bài viết 25 căn bệnh của gà dưới đây sẽ giúp ích cho Bà con rất nhiều, tránh được các rủi ro, nhận biết sớm và nhanh chóng điều trị kịp thời, dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực chăn nuôi.

Bác sỹ Thú Y Trần Thị Thủy cùng các Kỹ Sư chăn nuôi và chuyên gia xin được giới thiệu chi tiết như sau:

1/ Bệnh ORT (hay còn gọi hắt hơi ở gà)

a/ Đặc điểm bệnh:

Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra với dấu hiệu như hắt hơi chảy nước mắt nước mũi. Gà khó thở rướn cổ lên để ngáp, đớp không khí

b/ Điều trị:

Khi gà mắc bệnh thường rất yếu, nếu đưa ngay kháng sinh vào không những không đem lại hiệu quả điều trị còn làm cho gà trở nên yếu hơn.

Đầu tiên cần hạ sốt, trợ sức, giải độc và thông khí quản bằng các thuốc đặc hiệu. Sau đó tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng trại, máng ăn máng uống và môi trường xung quanh hạn chế tác nhân gây bệnh. Cuối cùng khi đàn gà khỏe hơn thì dùng kháng sinh đặc hiệu để điều trị

2/ Bệnh CRD_ Hen gà

a/ Đặc điểm bệnh:

Bệnh do Mycoplasma gây ra với các dấu hiệu như gà khó thở, thở có tiếng rít khi rướn cổ để thở. Gà chậm lớn hay vẩy mỏ.

Nếu ghép với bệnh E.coli gà sẽ bị tiêu chảy kéo dài.

b/ Điều trị:

Đầu tiên tiến hành vệ sinh khử trùng thường xuyên khu chăn nuôi. Sau đó dùng kháng sinh Tylosin kết hợp với Doxycyline liên tục trong 5 ngày kết hợp dùng vitamin, điện giải và men tiêu hóa cho con vật

3/ Bệnh cầu trùng

a/ Đặc điểm bệnh:

Bệnh này thường làm cho gà ủ rũ, lười đi lại, lông xù, uống nhiều nước.

Bệnh thường có 2 thể:Cầu trùng ruột non: phân lúc đầu màu trắng, xanh, sau một thời gian chuyển sang màu nâu có lẫn máu và nhầy

Cầu trùng manh tràng: gà đi ỉa ra máu tươi, hậu môn dính bết máu, đôi con còn có triệu chứng thần kinh

b/ Điều trị:

Thay đệm lót chuồng, phun thuốc sát trùng 1 ngày/1 lần. Dùng thuốc đặc trị cầu trùng gà (tùy theo màu phân để phân loại cầu trùng manh tràng hay cầu trùng ruột non) cuối cùng cung cấp thuốc bổ và chất điện giải cho con vật. trường hợp gà mắc cầu trùng manh tràng cần bổ sung thêm thuốc chống xuất huyết.

4/ Bệnh Tụ huyết trùng gà( bệnh toi gà)

a/ Đặc điểm bệnh:

Bệnh xảy ra lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột và hay thấy ở gà từ 2 tháng tuổi trở lên.

Thể quá cấp tính: phổ biến, gà sốt cao ủ rũ bỏ ăn xù lông, miệng chảy ra nước nhớt có lẫn bọt và máu.. con vật khó thở, mào tím tái

Thể mạn tính: gà gầy, có hiện tượng viêm khớp mạn tính, gà thường xuyên thải ra chất lỏng có bột màu vàng giống lòng đỏ.

b/ Điều trị:

Vệ sinh khử trùng chuồng trại máng ăn máng uống. Dùng kháng sinh dòng Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin để điều trị. Bổ sung chất điện giải, B-complex vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

5/ Bệnh thương hàn gà

a/ Đặc điểm bệnh:

Gà 8-10 ngày tuổi: gà ỉa phân trắng , phân có nhiều chất nhầy, phân lợn cợn hạt cám..

Gà đẻ: trứng méo, dễ vỡ, chất lượng trứng rất kém. Vỏ bị biến màu

b/ Điều trị:

Hiệu quả không cao, gà khỏi bệnh thường hay mang trùng.Dùng các dẫn xuất của Sulfamid 0,2- 0,5% trộn trong thức ăn hay pha trong thức uống.

Hoặc có thể dùng các kháng sinh khác như Tetramycin, Collistin, Imequil, Pulmequil, Furazolidon,…

*Khuyến cáo: Bà con không nên tự chuẩn đoán bệnh, tự sử dụng thuốc Thú Y cho gà nếu chưa chắc chắn về bệnh của gà. Để nhận biết và chuẩn đoán bệnh chính xác, Bà còn cần liên hệ với Bác sỹ Thú Y tại địa phương hoặc cơ quan chuyên môn để được trợ giúp khi gặp rủi ro trong chăn nuôi.


25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 2 25 căn bệnh phổ biến của gà, cách… Nuôi gà ta theo hướng an toàn sinh học, thu nhập khá Nuôi gà ta theo hướng an toàn sinh…