Ảnh hưởng của thức ăn được bổ sung than tre đối với việc giảm nồng độ amoniac của cá ba sa
Một cuộc thử nghiệm cho ăn kéo dài 50 ngày đã được thực hiện để xác định những ảnh hưởng của than tre (BC) trong khẩu phần ăn đối với sự bài tiết amoniac (NH3-N) và hiệu suất tăng trưởng của cá tra, cá basa nuôi, M Sadiqul Islam và cộng sự tại trường Đại học Nông nghiệp Bangladesh viết.
Có một tiềm năng lớn đối với cá tra/ cá basa ở Bangladesh. Nhu cầu cá tra/ cá basa ở thị trường địa phương là rất nhiều vì giá cả thị trường thấp hơn. Phần lớn người nghèo tiêu thụ cá tra/ cá basa vì loài cá này rất ngon và ngậy do nó chứa hàm lượng chất béo cao. Hơn nữa, điều kiện khí hậu, đất và nước ở Bangladesh hoàn toàn thích hợp cho việc sản xuất cá tra/ cá basa và chúng là một trong những loại cá da trơn thích hợp nhất để nuôi trong ao. Nghề nuôi cá basa đã chứng tỏ chính nó là một doanh nghiệp có lãi nhờ sản xuất quanh năm, tăng trưởng nhanh và năng suất cao. Ngoài ra, chúng có thể được thả nuôi trong ao với mật độ cao hơn nhiều so với các loài có thể nuôi trong ao khác.
Tuy nhiên, giá cả thức ăn đắt đỏ và giá thị trường thấp đã làm chậm quá trình chăn nuôi loài cá này. Ngoài ra, do sự tích tụ nhiều chất thải nitơ gây độc hại cho cá được coi là yếu tố hạn chế tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống sót của cá đang gây ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi loài cá này. Một trong những nguồn chất thải nitơ này (ví dụ như amoniac) là từ thức ăn bổ sung sử dụng cho cá ăn. Một cách hiệu quả để giảm tải lượng chất thải là thay đổi thức ăn chăn nuôi thủy sản với mục đích giảm sự bài tiết nitơ, phốt pho và tổng chất rắn có liên quan đến tốc độ tăng trưởng của cá.
Do đó, một số nỗ lực đã được thực hiện để sản xuất các sản phẩm động vật chất lượng cao mà không sử dụng thuốc và để giảm ô nhiễm môi trường bằng cách sử dụng hiệu quả các chất có trong tự nhiên. Một số chất tự nhiên này (ví dụ như than gỗ, than tre, than gáo dừa, v.v.) tuy không được trích dẫn trong các tài liệu khoa học nhưng chúng được sử dụng tại địa phương. Giống như than gỗ, than tre (BC) cũng là một loại than hoạt tính được làm bằng cách chưng cất khô một loại tre thân dày và bột được gọi là chất hấp phụ phổ biến, bởi vì nó có thể liên kết với nhiều phân tử khác nhau do nó chứa một mạng lưới các lỗ rỗng phức tạp có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
Ngày nay, than tre đã được sử dụng trong công thức thức ăn chăn nuôi như một chất phụ gia vì chúng hấp thụ amoniac và nitơ, đồng thời kích hoạt chức năng đường ruột thông qua việc loại bỏ chất độc và tạp chất khỏi đường tiêu hóa của các loài động vật trên cạn. Việc sử dụng than từ gỗ hoặc tre có thể là một cách tiết kiệm để loại bỏ các chất độc hại vì chúng có chi phí rẻ hơn.
Hơn nữa, than tre được đánh giá là có khả năng hấp phụ cao hơn so với than gỗ vì nó có nhiều khoang (lổ rỗng) hơn khoảng 4 lần, hàm lượng khoáng chất nhiều hơn 3 lần và tỷ lệ hấp thụ cao hơn 4 lần. Các báo cáo đã làm rõ tác dụng hấp phụ amoniac của than tre trong dung dịch nước và những ảnh hưởng của chế độ ăn bổ sung than tre đến tiêu hóa, duy trì và bài tiết nitơ của những con dê đang lớn. Họ cũng phát hiện ra rằng những con dê được cho ăn chế độ ăn chứa 0.5 g than tre cho mỗi kg trọng lượng cơ thể lớn nhanh hơn so với nhóm đối chứng. Gần đây, người ta phát hiện ra rằng than tre giúp tăng cường tốc độ tăng trưởng của cá rô phi. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về than tre trong dinh dưỡng động vật thủy sản đóng vai trò như một thành phần thức ăn được thực hiện.
Do đó, mục đích chính của nghiên cứu này là để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung than tre trong khẩu phần ăn đối với năng suất sinh trưởng của cá tra/ cá basa và loại bỏ sự bài tiết nitơ amoniac ra khỏi nước trong suốt thời gian nghiên cứu.
Những kết quả
Các chỉ số chất lượng nước
Amoniac: Giá trị amoniac (NH3-N) của nước dao động từ 0.02 ± 0.01 đến 2.06 ± 0.12 mg/l trong suốt thời gian nghiên cứu. Giá trị amoniac cao hơn rõ rệt (P <0.05) không tốt cho cá đã được tìm thấy trong nhóm đối chứng trong khi đó giá trị thấp nhất thích hợp cho cá được tìm thấy ở T3 (2% than tre) (Hình 1).
Độ pH
Giá trị độ pH của nước dao động từ 6.89 ± 0.11 đến 7.81 ± 0.09 trong suốt thời gian nghiên cứu. Nồng độ pH cao nhất được tìm thấy trong nhóm đối chứng đồng thời là nồng độ pH thấp nhất được tìm thấy ở T3 (2% than tre). Có sự khác biệt có rõ rệt (P <0.05) giữa nhóm đối chứng và T3. Mối quan hệ tỷ lệ giữa độ pH và nồng độ amoniac (NH3-N) cũng được quan sát thấy trong suốt thời gian nghiên cứu (Hình 2).
Nồng độ oxy hòa tan
Trong suốt thời gian nghiên cứu nồng độ oxy hòa tan trong nước dao động từ 4.58 ± 0.32 đến 5.97 ± 0.09 mg/l. Giá trị cao nhất 5.97 ± 0.09 mg/l được tìm thấy ở T3, cao hơn rõ rệt (P <0.05) so với nhóm đối chứng. Mối quan hệ đảo ngược giữa nồng độ oxy hòa tan và hàm lượng amoniac (NH3-N) đã được quan sát thấy trong suốt thời gian nghiên cứu (Hình 3).
Chỉ số tăng trưởng
Như đã thể hiện trong Bảng 3, sự gia tăng tốc độ tăng trưởng tối đa được nhận thấy ở hàm lượng bổ sung 2% than tre. Tuy nhiên, các nhóm cá nhận được khẩu phần ăn bổ sung than tre từ 0.5 đến 2% cho thấy các giá trị tăng trọng, tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao hơn so với nhóm đối chứng. Không có sự khác biệt đáng kể nào về chiều dài cuối cùng và chiều dài tăng trưởng được quan sát thấy giữa cá được cho ăn chế độ ăn có chứa than tre. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ sống sót của cá tra/ cá basa trong các nghiệm thức lặp lại cao hơn đáng kể (P <0.05) so với nhóm đối chứng. Trong một thí nghiệm trong ao đất, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hàm lượng bổ sung 1.5% than tre là phù hợp để gia tăng tốc độ tăng trưởng tối đa (dữ liệu không được hiển thị) (Bảng 3).
Giá trị được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE). Các giá trị trong cùng một hàng có các chữ cái trên khác nhau thì khác nhau đáng kể (P <0.05). Việc thiếu đi chữ cái trên biểu thị không có sự khác biệt đáng kể giữa các biện pháp xử lý.
Tăng trọng trung bình = bình quân trọng lượng cuối cùng (g) - bình quân trọng lượng ban đầu (g);
Chiều dài trung bình đạt được = bình quân chiều dài cuối cùng(cm) - bình quân chiều dài ban đầu (cm);
% Tăng trọng = (trọng lượng cơ thể cuối cùng - trọng lượng cơ thể ban đầu) × 100 / trọng lượng cơ thể ban đầu;
% Chiều dài đạt được = (chiều dài cơ thể cuối cùng - chiều dài cơ thể ban đầu) × 100 / chiều dài cơ thể ban đầu;
Tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) = (Log trọng lượng cơ thể cuối cùng - Log trọng lượng cơ thể ban đầu) × 100 / thời gian cho ăn;
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) = thức ăn cho ăn / mức tăng trọng;
Tỷ lệ sống sót (%) = số lượng cá đã thu hoạch × 100 / số lượng cá đã thả nuôi.
Quan sát mô học
Ruột của cá tra/ cá basa ở tất cả các nghiệm thức có cấu trúc gần như bình thường nhưng có một chút thay đổi về độ cao nhung mao (lông tơ) và diện tích lòng ruột của những con cá đó. Người ta quan sát thấy rằng chiều cao của nhung mao được tăng lên và do đó diện tích lòng ruột của những con cá đó bị giảm khi hàm lượng than tre bổ sung ngày càng tăng (Hình 4).
Thảo luận
Chỉ số chất lượng nước
Một mục tiêu quan trọng của nghiên cứu này là để xác định xem liệu nitơ amoniac có thể được giảm bớt bằng chế độ ăn có chứa than tre hay không. Một số nghiên cứu đã báo cáo về sự bài tiết nitơ amoniac của cá bơn Nhật Bản (Paralichthys olivaceus) [12-15]. Trong thí nghiệm hiện tại, nồng độ amoniac (NH3-N) tối đa được tìm thấy trong nhóm đối chứng đồng thời là nồng độ tối thiểu được ghi nhận ở T3 và nồng độ amoniac tăng lên khi hàm lượng than tre bổ sung giảm xuống. Kết quả này cho thấy liều lượng của than tre trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng đối với nồng độ amoniac.
Trong suốt thời gian nghiên cứu, mối quan hệ giữa hàm lượng amoniac, độ pH và nồng độ oxy hòa tan đã được quan sát thấy. Trong nhóm đối chứng, giá trị amoniac và độ pH cao còn nồng độ oxy hòa tan thì thấp. Người ta phát hiện ra rằng hàm lượng amoniac và độ pH giảm nhưng nồng độ oxy hòa tan tăng lên khi tăng hàm lượng than tre bổ sung và giá trị amoniac thấp nhất được tìm thấy ở T3 nơi mà ở đó cung cấp hàm lượng than tre cao hơn (2%). Những kết quả này chỉ ra rằng việc bổ sung than tre trong chế độ ăn có thể là một phụ gia thức ăn tiềm năng để loại bỏ amoniac ra khỏi hệ thống chăn nuôi.
Hiệu suất tăng trưởng
Dựa trên dữ liệu tăng trưởng, hàm lượng than tre bổ sung trong chế độ ăn tối ưu dành cho cá tra/ cá basa được tìm thấy là 2% khẩu phần ăn. Bình quân trọng lượng cuối cùng tối đa là 3.68g ở T3 nơi cung cấp hàm lượng than tre cao hơn. Bình quân trọng lượng cuối cùng tối thiểu là 2.89 g trong nhóm đối chứng được cung cấp 0% than tre. Một lần nữa bình quân chiều dài cuối cùng tối đa là 7.1 cm được quan sát thấy ở T3 và bình quân chiều dài cuối cùng tối thiểu là 6.37 cm được quan sát thấy trong nhóm đối chứng. Tuy nhiên, thí nghiệm của chúng tôi trong ao đất cho thấy hàm lượng than tre thấp hơn một chút (khoảng 1.5%) so với hàm lượng than tre có trong hồ là mức tối ưu dành cho sự phát triển của cá tra/ cá basa và sự loại bỏ amoniac (dữ liệu không được hiển thị).
Kết quả hiện tại ít hơn so với kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu mà ở đó mức tăng trọng cao nhất đạt được khi bổ sung 4% than tre vào khẩu phần ăn của cá nóc hổ. Mặc dù người ta thấy rằng 0.5% than tre là mức thích hợp đối với sự phát triển tối ưu của cá bơn con. Những kết quả này chỉ ra ảnh hưởng liên quan đến loài của chế độ ăn có chứa than tre đối với tốc độ tăng trưởng và ảnh hưởng này có thể là do sự khác biệt trong quá trình tiêu hóa và hành vi kiếm ăn của những loài này. Ở vịt Aigamo, người ta thấy rằng bình quân mức tăng trọng cuối cùng cao nhất là ở nhóm 1% SB (hỗn hợp bột than tre và dung dịch giấm tre).
Trong thí nghiệm này, mức tăng trọng trung bình của cá tra/ cá basa trong các nghiệm thức khác nhau dao động từ 1.71 đến 2.50 g. Bình quân mức tăng trọng cao nhất được tìm thấy ở T3 chính là bình quân mức tăng trọng thấp nhất được quan sát thấy ở nhóm đối chứng. Một lần nữa, bình quân mức tăng chiều dài cao nhất (3.46 cm) được tìm thấy ở T3 và bình quân mức tăng chiều dài thấp nhất (2.73 cm) được tìm thấy trong nhóm đối chứng. Ở gà Lơ-go (Gallus domesticus), mức tăng trọng cao nhất được quan sát thấy trong trường hợp bổ sung 0.5% than tre trong khi đó ở vịt Aigamo, mức tăng trọng trung bình của nhóm 1% than tre nặng hơn 8% so với nhóm đối chứng.
Phần trăm tăng trọng cao hơn được tìm thấy ở T3 và nó là 212.46% trong khi tỷ lệ tăng trọng thấp hơn được tìm thấy ở nhóm đối chứng là 145.32%. Một lần nữa, tỷ lệ tăng chiều dài cao hơn là 95.41% được tìm thấy ở T3 và tỷ lệ tăng chiều dài thấp hơn là 75.23% được tìm thấy trong nhóm đối chứng. Nhiều hơn hoặc ít hơn kiểu tỷ lệ tăng trọng tương tự như vậy đã được quan sát thấy ở cá bơn Nhật Bản.
Tốc độ tăng trưởng cụ thể của loài cá được chúng tôi nghiên cứu trong các nghiệm thức khác nhau thay đổi từ 0.73 đến 0.97%. Giá trị SGR cao hơn ở T3 nơi mà hàm lượng than tre cao hơn (2%) và giá trị SGR thấp hơn ở nhóm đối chứng nơi mà cá được nuôi không có than tre. SGR được quan sát thấy từ 0.02 đến 0.68% ở cá tra/ cá basa khi sử dụng thức ăn có chứa 35-40% protein. Kết quả thu được trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả thu được ở cá tra Thái Lan (3.09 đến 3.51%). FCR ở các nghiệm thức khác nhau dao động từ 2.36 đến 3.44. Hiệu suất cải thiện của FCR đã được quan sát thấy ở chế độ ăn có chứa 2% than tre.
Những phát hiện của chúng tôi đã chỉ ra rằng việc bổ sung than tre trong chế độ ăn có thể là một chất phụ gia thức ăn tiềm năng giúp tăng cường tốc độ phát triển của cá tra/ cá basa và hỗ trợ nghiên cứu ở cá nóc hổ và các nghiên cứu khác đã báo cáo về tốc độ tăng trưởng ở dê, gà thịt và cá bơn Nhật Bản.
Nghiên cứu mô học
Trong quá trình thí nghiệm, người ta quan sát thấy đường ruột của cá tra/ cá basa ở tất cả các nghiệm thức có cấu trúc gần như bình thường. Độ cao nhung mao và diện tích nhung mao của đường ruột trong cùng một nghiệm thức gần như có cấu trúc tương tự nhau nhưng có một chút thay đổi về hình dạng bên trong ruột ở các nghiệm thức khác nhau. Người ta cũng quan sát thấy rằng chiều cao lông tơ tăng lên và diện tích lòng mạch giảm xuống khi tăng hàm lượng than tre bổ sung. Độ cao của nhung mao đường ruột tăng lên có nghĩa là diện tích bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng lớn hơn.
Độ cao nhung mao cao hơn và số lượng tế bào phân bào có tơ tăng lên trong đường ruột là những chỉ số kích hoạt chức năng của nhung mao đường ruột. Hơn nữa, kích thước nhung mao tăng lên cũng liên quan đến sự tăng sinh (sinh sôi nảy nở) tế bào hoạt hóa trong tiểu nang và tạo ra diện tích bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng lớn hơn và do đó cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Những báo cáo này cho thấy những phát hiện của chúng tôi rằng sự gia tăng độ cao nhung mao và giảm diện tích lòng mạch ở cá được bổ sung than tre sẽ được kích thích nhân lên gấp nhiều lần do ảnh hưởng của than tre.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao