Nuôi dê Bài 3: Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Cho Dê

Bài 3: Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Cho Dê

Publish date Thursday. January 6th, 2011

Bài 3: Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Cho Dê

I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA DÊ :Nhu cầu dinh dưỡng là nền tảng cho việc tồn tại, hoạt động và tạo ra sản phẩm của dê. Cung cấp đầy đủ, hợp lý nhu cầu về vật chất khô, năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác là một việc làm hết sức quan trọng trong chăn nuôi dê.


1. Nhu cầu về vật chất khô :Nhu cầu thu nhận vật chất khô của dê tính trên khả năng ăn tự do và tùy thuộc vào tính sản xuất của giống, trung bình ở mức 3 - 6% so với trọng lượng cơ thể chúng. So với trâu bò, dê có mức thu nhận cao nếu tính theo trọng lượng cơ thể chúng. Ðặc biệt là dê đang vắt sữa vào tháng thứ nhất và hai của chu kỳ, dê có khả năng thu nhận vật chất khô rất cao.
Dê có thể ăn được hầu hết các loại lá cây, cỏ (170 loài, 80 họ cây). Các loại phụ phế phẩm nông, công nghiệp dành cho chăn nuôi. Nếu cho dê ăn tự do thì khả năng thu nhận vật chất khô rất cao.Theo các thí nghiệm ở miền bắc, dê Bách Thảo nuôi nhốt hoàn toàn cho ăn cỏ voi, cỏ ghinê, lá chàm tai tượng, ngọn mía thì nhu cầu vật chất khô khoảng 2,75 - 2,87 kg VCK /100 kg thể trọng. Và theo Ðoàn Văn Bình, 1993 lượng vật chất khô và protein cho 1 kg tăng trọng được tùy theo tháng tuổi.


Giống dê Bách Thảo :+ 0 - 3 tháng tuổi cần 1,52 kg VCK + 0,24 kg protein /1 kg tăng trọng.
+ Dê từ 0 - 8 tháng tuổi cần 4,49 kg VCK + 0,72 kg protein /1 kg tăng trọng.+ Dê từ 0 - 9 tháng tuổi cần 6,02 kg VCK + 0,82 kg protein /1 kg tăng trọng.
+ Dê từ 0 - 12 tháng tuổi cần 8,20 kg VCK + 0,90 kg protein /1 kg tăng trọng.Dê Bách Thảo miền bắc ở 12 tháng cần 1,16 kg vật chất khô để sản xuất ra 1 kg sữa và cần 8,2 kg vật chất khô để tăng 1 kg thể trọng.

2. Nhu cầu về năng lượng :Hiệu quả sử dụng nhất dinh dưỡng phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ năng lượng. Thiếu hụt năng lượng làm dê sinh trưởng kém, thành thục chậm. Ở DÊ TRƯỞNG THÀNH NẾU THIẾU NĂNG lượng sẽ kéo theo giảm sản lượng sữa và trọng lượng cơ thể.
Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể, khả năng sinh trưởng và sản xuất. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng...), sự phát triển của lông...

3. Nhu cầu về Protein :
Protein là thành phần kiến tạo nên cơ thể con vật, thiếu protein cũng có ảnh hưởng lớn như đối với năng lượng. Nhu cầu protein được thể hiện ở hai mức : Nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.a. Nhu cầu duy trì: là lượng protein cần thiết để bù đắp vào sự mất mát trong quá trình hoạt động (sự bài tiết của phân, nước tiểu, mồ hôi...). Mức protein cho duy trì khoảng 1g protein tiêu hóa cho kg trọng lượng sống.
b. Nhu cầu sản xuất: là nhu cầu cho sinh sản (nuôi dưỡng bào thai), cho sinh trưởng và cho sản xuất sữa. Sự phát triển bào thai giai đoạn cuối chửa, nhu cầu protein cao hơn giai đoạn đầu chửa. Nhu cầu protein cho sinh trưởng ảnh hưởng đến mức độ tăng trọng hàng ngày của dê. Nếu tăng trọng 50 g/ngày cần cung cấp một lượng protein tiêu hóa là 23 - 60 g và tăng trọng 100 g/ngày cần 33 - 70 g protein tiêu hóa. Nhu cầu protein cho sản xuất sữa phụ thuộc vào hàm lượng béo trong sữa, nếu hàm lượng béo cao thì nhu cầu protein cao.

4. Nhu cầu về khoáng :
Chất khoáng là nhu cầu cần thiết để phát triển xương, răng, mô và cũng cần cho quá trình tạo nên enzym, hormon và những chất cần thiết khác cho quá trình trao đổi bình thường của cơ thể. Nhu cầu khoáng cho dê có thể phân làm hai nhóm chính :

a. Khoáng đa lượng:
- Canxi (Ca) cần cho việc kiến tạo xương và răng, nhất là gia súc đang sinh trưởng ; cần cho quá trình tạo sữa ở những gia súc đang cho sữa.- Photpho (P) : Cũng là nhu cầu cần cho mô và xương, thiếu P sẽ làm cho sinh trưởng và phát triển kém, giảm ăn...
- Natri (Na) và Clo (Cl) : Có thể cung cấp thường xuyên bằng loại đá liếm hoặc ống muối treo trong chuồng nuôi, đồng thời làm tăng tính ngon miệng.- Magiê (Mg) : Là nhu cầu đối với hoạt động riêng biệt của hệ thống thần kinh, enzym. Thiếu Mg làm dê biếng ăn, dễ bị kích thích và sự hóa vôi mô mềm.
- Lưu huỳnh (S) : Là một thành phần quan trọng vì nó là thành phần của một số amino acid, đồng thời cũng là một nguyên tố khoáng cần thiết trong quá trình tổng hợp protein của vi sinh vật dạ cỏ.

b. Khoáng vi lượng:
- Sắt (Fe) : cần thiết cho quá trình hình thành Hemoglobin và các enzym trong quá trình oxy hóa.- Iod (I9) : cần thiết cho quá trình tổng hợp những hormon tuyến giáp trạng để điều khiển cường độ trao đổi chất. Thiếu I gia súc mang thai đẻ con yếu và có thể chết.
- Kẽm (Zn) : cần thiết cho việc sản xuất của hơn 200 enzym liên quan đến quá trình trao đổi chất. Thiếu kẽm gia súc hạn chế sinh trưởng, giảm sinh tinh ở con đực, giảm khả năng thu nhận thức ăn...- Mangan (Mn) : cần thiết cho hoạt động của enzym. Nếu thiếu gia súc sẽ giảm khả năng sinh sản, đi lại miễn cưỡng, biến dạng da chân.


5. Nhu cầu về vitamin :Dê không đòi hỏi cao về nhu cầu của vitamin C, K, nhóm B cung cấp từ khẩu phần mà chỉ cần cung cấp D và E.
Vitamin A góp phần tạo những sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc và duy trì biểu mô. Vitamin D quan trọng cho quá trình Canxi hóa xương. Vitamin E liên quan tới quá trình bảo tồn toàn vẹn màng sinh học.

6. Nhu cầu về nước :
Dê có nhu cầu về nước đặc biệt thấp, thấp nhất trong số các gia súc nhai lại. Tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường 20 - 40oC thì nhu cầu về nước tăng. Vì vậy ta cần tạo điều kiện cho dê uống nước nhiều, nhất là dê cái sữa khi đó năng suất sữa sẽ cao hơn. Ðể tạo điều kiện cho dê uống nước nhiều cần có các biện pháp sau đây :- Cho dê uống nước sạch.
- Tạo điều kiện dễ dàng cho dê uống nước do đó cần để nước gần chuồng.- Ðối với dê sữa người ta tập cho dê uống nước trộn cám để kích thích vị giác của dê.
- Nhu cầu về nước của dê sữa trong mùa khô khoảng 3 lít /ngày. Ðể sản xuất 1 lít sữa cần 1,5 lít nước.Một vài phương pháp sản xuất đơn giản cung cấp khoáng cho dê :
Dê cần khoáng cho sự tăng trưởng và tăng lượng thức ăn ăn vào, nếu chúng ta cung cấp muối ăn thông thường cũng như các hỗn hợp khoáng thương mại có thể cung cấp đầy đủ khoáng cho dê.Ðặt một ống tre đựng muối ở trong chuồng dê:
Cung cấp bằng cách này thì không phí vì dê chỉ có thể liếm bên ngoài của ống tre đúng như nhu cầu mà nó cần.. Phương pháp làm ống tre đựng muối cho dê liếm:
+ Dùng một ống tre già có đường kính khoảng 6-9cm.+ Cắt 1/2 giữa hai mắt (hình).
+ Lột vỏ bên ngoài của tre.+ Mở 2 lỗ bên trên của tre để có thể giữ tre chặt trong chuồng dê.
+ Cho muối hoặc khoáng và một ít nước vào ống tre.+ Treo ống tre ở một góc chuồng chiều cao khoảng 75-100cm tính từ sàn.
. Có thể đặt một hộp muối nhỏ và cột lại trong góc chuồng(hình trang 65).Làm một tảng liếm treo trong chuồng dê:
Thực hiện một tảng liếm cho dê thì rất thuận lợi và hiệu quả vì dê có thể liếm khi nào nó thích cũng như nó được sử dụng lâu dài hơn.Các dụng cụ cần thiết để làm một tảng liếm:
+ Khoáng thương phẩm 1 kg.+ Muối 3,45kg
+ Cement 0.55 kg+ Nước vừa đủ
+ Một thùng nhựa dung tích khoảng 4-5 lít+ Một sợi dây chắc để treo khối liếm
+ Túi nilon+ Một thùng lớn để trộn.


PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KHỐI LIẾM :+ Ðặt túi nilon sao cho vừa vặn với thùng chứa khối liếm để sau đó dễ dàng lấy ra.
+ Bẻ một đường cong của sợi dây khoảng 40 cm ở trên sợi dây để treo khối liếm.+ Ðưa một nữa sợi dây vào thùng và đổ hổn hợp trộn vào.
+ Ðể thùng trộn vào nơi tránh mưa khoảng 4 ngày.+ Sau khi lấy tảng liếm và treo ở chuồng dê với độ cao thích hợp.


II. NGUỒN THỨC ĂN CHO DÊ :Do đặc tính ăn tạp và khả năng sử dụng thức ăn đa dạng nên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là thức ăn thô xanh, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên cần sử dụng một lượng thức ăn hỗn hợp từ các loại như bắp, lúa, đậu... một lượng vừa phải trong khẩu phần của dê để nuôi lấy sữa nhằm khai thác hết tiềm năng của chúng.


1. Thức ăn thô xanh :Bao gồm tất cả các loại cây cỏ có trong thiên nhiên hoặc gieo trồng mà dê ăn được khi còn tươi xanh như : cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo... Các loại thức ăn xanh có tỷ lệ nước cao (65 - 85%). Tuy nhiên, một số thức ăn xanh được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng khi tính theo thành phần vật chất khô. Thức ăn thô xanh có thể coi là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Thức ăn thô xanh là thức ăn ngon miệng đối với dê vì có ít xơ, nhiều nước và mùi vị thơm ngon.


2. Thức ăn củ, quả :Ðặc điểm là hàm lượng tinh bột, đường cao nhưng nghèo về đạm, béo và ít xơ. Có thể dùng làm nguyên liệu phối hợp với khẩu phần thức ăn tinh. Tuy nhiên một số loại củ quả có chứa chất độc acix xianhydric (HCN) vì vậy cần phải xử lý trước khi dùng hoặc dùng với số lượng hạn chế.


3. Các phụ phế phẩm nông - công nghiệp :Một số sản phẩm ngành công nông nghiệp chế biến lương thực cho ra một số lượng lớn phụ phế phẩm như cám, bã, rỉ đường,... là nguồn thức ăn rất tốt cho dê, so với thức ăn thô xanh và củ quả thì các phụ phế phẩm nông công nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
- Cám gạo: hàm lượng vật chất khô trong cám cao 85-90%, đạm thô 8-15%, cám có thể làm nguyên liệu phối hợp trong khẩu phần cho dê từ 10 -15%.- Bã đậu nành đậu xanh: cũng là nguồn thức ăn tốt cho dê.
- Hèm bia: có tỷ lệ nước cao 80-95%, đạm thấp 2.7đến 6,3%, có thể dùng trong khẩu phần của dê.

IV. MỘT SỐ KHẨU PHẦN CHO TỪNG LOẠI DÊ:
1. Dê cái vắt sữa :
(1 kg cỏ khô tương đương 4- 5kg cỏ tươi)
+ Khẩu phần duy trì: 1 kg cỏ khô, 1 kg cây họ đậu, 2 kg cây lá khác.Nếu dê sản xuất 2 lít sữa/con/ngày thì cần thêm: 2 kg cỏ khô, 4 kg cỏ xanh, 0,5 kg thức ăn hổn hợp.
Ðối với dê Bách thảo ngoài khẩu phần duy trì là 0.15 kg thức ăn hổn hợp /35 kg thể trọng chúng ta còn cần tính thêm nhu cầu sản xuất là 0,4 kg thức ăn hổn hợp, 0,5 kg thức ăn củ quả /1kg sữa. Ðối với thức ăn thô xanh thì 3,5 kg có chăn thả kết hợp 7kg đối với phương thức nuôi nhốt hoàn toàn.

2. Dê cái cạn sữa, có chữa :
Ðối với dê Bách thảo:+ Thức ăn hổn hợp: 0.3 đến 0.5 kg
+ Thức ăn củ quả : 0.4+ 3- 6 kg thức ăn xanh/con/ngày.


3. Dê đực giống :Dê đực giống ngoài thức ăn căn bản (1 kg cỏ khô, 2 kg rơm, 1-2 kg cỏ tươi). Còn cần thêm 200g đến 500g thức ăn hổn hợp/con/ngày.


4. Dê Hậu Bị :Có thể sử dụng khẩu phần như sau: 0,2 đến 0,3 kg thức ăn hổn hợp, 0,3 đến 0,4 kg thức ăn củ quả + 2 - 4 kg thức ăn thô xanh.
Những điểm lưu ý khi phối hợp khẩu phần cho dê:+ Khẩu phần nên có nhiều thực liệu khác nhau
+ Không nên thay đổi khẩu phần đột ngột điều này dẫn đến làm cho dê dễ bị chướng hơi.+ Cần chú ý đến các giá trị về protein, khoáng, vitamin trong khẩu phần.
+ Khi phối hợp khẩu phần nên nhớ rằng nhu cầu còn tùy thuộc vào giống, phái tính, giai đoạn sản xuất.


Bài 4: Kỹ Thuật Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Dê Bài 4: Kỹ Thuật Chăm Sóc Nuôi Dưỡng… Bài 2: Giống Và Công Tác Giống Dê Bài 2: Giống Và Công Tác Giống Dê