Bệnh hại lúa mùa thường gặp trong tháng 9
Bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, lép hạt là các chứng bệnh lúa mùa thường mắc phải do thời tiết giao mùa.
Ruộng lúa nhiễm đốm sọc vi khuẩn. Ảnh: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Bệnh bạc lá
Bệnh bạc lá có tên khoa học là Xanthomonas Campestri, là bệnh do vi khuẩn Xanthomonas gây ra. Bệnh bạc lá phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nắng mua thất thường và thường gây hại trong vụ lúa mùa. Vi khuẩn có thể tồn tại trong hạt giống, tàn dư cây bệnh hay ở trong cỏ dại.
Vi khuẩn gây bệnh bạc lá bắt đầu xâm nhập từ mép lá sau đó lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính hoặc lan rộng ra hết phiến lá. Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục, lá nâu bạc và khô xác. Lúa mắc bệnh bạc lá sẽ làm cho lá đòng sớm tàn khô xác, giảm quang hợp, tăng lượng hạt lép dẫn tới giảm năng suất lúa.
Để phòng chống bệnh bạc lá, người nông dân cần chọn giống sạch bệnh, xử lý hạt giống trước khi trồng. Bên cạnh đó, cần chăm sóc lúa theo kỹ thuật canh tác cải tiến mới, đồng thời, thường xuyên kiểm tra đồng rộng. Khi phát hiện bệnh, cần dừng ngay việc bón phân đạm và sử dụng một số loại thuốc để phun phòng bệnh sớm nhất có thể.
Bệnh đốm sọc vi khuẩn
Bệnh đốm sọc vi khuẩn do vi khuẩn Xanhthomonas Oryzicola gây nên, thường phát sinh trong điều kiện thời tiết thất thường, gây giảm quang hợp làm giảm năng suất lúa.
Bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại trên lá với những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc giữa các gân lá tạo thành các sọc nâu hẹp, bề mặt xuất hiện những giọt dịch màu vàng đục, sau đó khô lại và rơi xuống nước, lây lan toàn bộ ruộng lúa. Không chỉ gây thiệt hại lớn khiến toàn bộ ruộng có thể chết mà còn gây ra những mầm bệnh tồn dư đến các vụ sau.
Để phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn, người nông dân nên thâm canh theo phương pháp SRI đồng thời bón phân đúng kỹ thuật và đúng giai đoạn với tỉ lệ nhất định. Bên cạnh đó, cần tiến hành vệ sinh đồng rộng và hạn chế cấy các giồng mầm mẫn cảm với bệnh. Khi phát hiện ra bệnh, người nông dân cần rút nước, tháo nước để khô trong 2-3 ngày hoặc rắc vôi để hạn chế bệnh lây lan sang các cây khác.
Bệnh khô vằn
Bệnh khô vằn có tên khoa học là Rhizoctonia solani, là một bệnh thường xảy ra trong thời tiết nóng ẩm, ít ánh sáng. Bệnh do nấm ký sinh sống trong đất tên Rhizoctonia solani gây nên, thường xuất hiện vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa đến làm đòng và trổ. Bệnh khô vằn lây truyền qua nước tưới, đất mang mầm bệnh hay tàn dư thực vật của cây trồng.
Khi mới nhiễm nấm, cây lúa xuất hiện những vết bệnh có dạng đốm loang lổ như da báo, màu xanh xám, viền nâu, sũng nước làm bẹ lá vàng, khô và chết dần. Khi bệnh nặng, nấm bệnh ăn tới lá đòng khiến năng suất giảm đi phân nửa, hạt không đẹp, bị lép và khi xay dễ vỡ.
Để phòng bệnh khô vằn, người nông dân nên dọn sạch rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch, đồng thời, chăm bón cân đối, không để ruộng quá ẩm hay quá ngập nước. Bên cạnh đó, người nông dân phải thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh sớm nhất.
Bệnh lem lép hạt
Bệnh lem lép hạt là tên gọi chung để chỉ bệnh khiến hạt lúa bị léo, lửng với hiện tượng hạt lép có màu đen, trắng hoặc. Bệnh do vi khuẩn, nấm bệnh và cả nhện gié gây nên. Bệnh thường xuất hiện khi điều kiện thời tiết thất thường, độ ẩm cao với tỷ lệ bệnh phổ biến 12% – 15% số hạt.
Bệnh lem léo hạt làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng lúa đồng thời tạo ra độc tố có thể gây hại cho con người khi ăn. Bệnh lây lan qua hạt giống, cây trồng bị bệnh, nước và không khí,...
Để phòng chống bệnh lem lép hạt, người nông dân cần sử dụng loại giống tốt, bón phân vừa đủ và cân đối đồng thời phòng trừ kịp thời sâu bệnh hay cỏ dại, có thể sử dụng thuốc để phòng trừ thêm nhiều loại bệnh khác.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao