Bệnh khô thai ở lợn, nguyên nhân và cách phòng trị
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân do Porcine Parvovirus (PPV) gây ra các xáo trộn sinh sản trên heo đặc trưng bởi các biểu hiện như nâng, giảm lứa đẻ, thai hóa gỗ, tiêu thai, sẩy thai, đẻ thai chết, heo con đẻ ra yếu, chết ngay sau sinh hoặc còi cọc, chậm lớn.
Bệnh này còn gọi là “Bệnh thai gỗ”. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hoá, hô hấp, sinh dục và truyền qua nhau thai. Porcine Parvovirus lưu hành khắp nơi trên thế giới và là nguyên nhân chủ yếu gây chết phôi và chết thai, ngoài ra nó có thể làm tăng các ảnh hưởng của virút PCV2 trong Hội chứng còi cọc sau cai sữa. Porcine Parvovirus là loại ADN virút, có kích thước rất nhỏ (20nm), không vỏ bọc tồn tại lâu trong cơ thể heo và bền vững cao với điều kiện môi trường bên ngoài.
2. Triệu chứng
Virút cảm nhiễm trên heo trưởng thành thì không thể hiện triệu chứng, nhưng trên heo nái có mang thì tùy thuộc vào việc virút cảm nhiễm ở giai đoạn nào của thời kỳ mang thai mà heo nái sẽ có những biểu hiện rối loạn sinh sản khác nhau. Khi cảm nhiễm ở giai đoạn bắt đầu của thời kỳ có mang thì chết phôi và heo nái chậm lên giống, giảm số heo trong lứa đẻ do chết một phần phôi.
Khi cảm nhiễm phôi sau ngày 35 của kỳ có mang (lúc bắt đầu canxi hóa xương sườn) sự hấp phụ hoàn toàn không thể xẩy ra mà có dáng dấp của sự “hóa gỗ”. Sự hóa gỗ có thể xảy ra ở một số phôi thai hay toàn bộ, thai chết ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nên kích thước thai gỗ cũng khác nhau, đây là một trong những điểm đặc biệt sử dụng trong chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.
Nếu cảm nhiễm chậm hơn sẽ sinh ra những heo con chết ngay hoặc chết lúc sinh. Sự nhiễm bệnh ở heo đực không gây ảnh hưởng gì đến khả năng sinh dục của chúng.
3. Bệnh tích
Phôi chết và các chất dịch lỏng và các mô mềm của phôi chết bị tái hấp thu lại nên thai chết trở nên khô mà ta quen gọi là “thai gỗ”. Bào thai bị còi cọc không phát triển. Có rất nhiều thay đổi đại thể ở bào thai cảm nhiễm virút trước khi thai trở nên miễn dịch như: tăng các mạch máu trên bề mặt bào thai dẫn đến xung huyết và rỉ máu vào các mô tiếp giáp, thủy thũng, xuất huyết với cục máu trong các khoang của cơ thể và thai khô.
Cũng có nhiều bệnh tích tương tự như thế xảy ra trên nhau. Ngược lại, không có biểu hiện bệnh tích trên thai bị nhiễm virút sau khi thai đã hình thành miễn dịch chống lại Porcine Parvovirus.
4. Chẩn đoán
Cần lưu ý đến bệnh do Porcine Parvovirus khi heo có biểu hiện về sự chết phôi hoặc chết thai hoặc cả hai trong chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây rối loạn sinh sản khác.
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa virút dùng để phát hiện hiệu giá kháng thể chống lại porcine parvovirus, phát hiện virút bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang, PCR, lai tại chỗ và phân lập virút với bệnh phẩm là thai khô hoặc phổi của thai khô.
5. Phòng và trị bệnh
Điều trị: không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này.
Phòng bệnh: Cách ly nghiêm ngặt những heo nái hậu bị mới đưa vào trại và theo dõi hàng ngày. Kiểm tra định kỳ tinh dịch để loại bỏ các heo đực nhiễm Porcine Parvovirus vì là nguồn truyền lây lan cho heo nái qua đường giao phối.
Tạo miễn dịch chắc chắn trên nái hậu bị trước khi phối giống bằng cách cho heo nái hậu bị tiếp xúc với nái đẻ và đực giống để được lây nhiễm tự nhiên nhằm tạo miễn dịch trước khi phối giống lần đầu, cách thứ hai là tiêm vắcxin.
Tiêm phòng cho đàn heo cảm nhiễm là cách tốt nhất tránh thiệt hại do bệnh gây nên. Tiêm phòng cho heo đực và nái hậu bị 2 liều cách nhau 15 – 21 ngày, liều thứ hai thực hiện trước khi phối giống 14 ngày. Heo nái được tiêm một liều duy nhất thời điểm cai sữa. Heo nọc 6 tháng tiêm một lần....
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao