Bệnh phù đầu gà và cách phòng tránh - Phần 3
7. Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý và dinh dưỡng:
+ Áp dụng phương pháp quản lý cùng vào cùng ra
+ Tránh cho gà bệnh tiếp xúc với gà khỏe
+ Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống định kỳ hàng tuần để giảm sự lây lan bệnh
+ Dùng kháng sinh có phổ khuẩn rộng trộn thức ăn, kết hợp với vitamin và khoáng chất hòa vào nước uống định kỳ, nhất là trong những giai đoạn gà bị stress hay thời tiết thay đổi để ngăn chặn hoặc tiêu diệt mầm bệnh.
Trong công tác phòng bệnh, cần đặc biệt lưu ý rằng khi khỏi bệnh tuy cơ thể con vật có tạo được miễn dịch nhưng chúng lại mang trùng, nên dễ gây bệnh cho những đàn nuôi sau.
Vì vậy nếu không áp dụng quy trình cùng vào cùng ra thì ít nhất khi nhập đàn gà mới về cần lưu ý không nuôi chung với đàn cũ.
* Phòng bệnh bằng vacxin chết vô hoạt:
Hiện nay, thị trường cung cấp nhiều lựa chọn cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi có thể chọn vacxin đơn giá ngừa bệnh Coryza riêng hoặc loại vacxin đa giá ngừa 4 bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, dịch tả, hội chứng giảm đẻ và hội chứng sưng phù đầu Coryza.
8. Trị bệnh
Vi khuẩn Haemophilus gallinarum nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh, ví dụ như Ampicillin, Stretomycin, kanamycin, Neomycin, Spiramycin, Tylosin... Người chăn nuôi có thể chọn sản phẩm pha thức ăn hoặc hòa nước uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thời gian điều trị tốt nhất nên kéo dài ít nhất 5-7 ngày.
Sau khi ngừng dùng kháng sinh, cần sử dụng men probiotic thêm 7 ngày để đàn gà nhanh chóng phục hồi hệ vi sinh đường ruột và sức khoẻ nói chung.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao