Bệnh sán lá 16 móc
Do bị kích thích nên mang cá tiết ra nhiều nhớt có màu trắng đục, mang nhợt nhạt và có màu trắng từng vùng, có hiện tượng sưng, phù nề; cá nổi đầu và bơi lội chậm chạp, cơ thể thiếu máu, cá gầy yếu có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt nhất là đối với cá hương, cá giống.
2. Tác nhân gây bệnh
- Bệnh do một số loài sán lá đơn chủ thuộc giống Dactylogyrus gây nên. Sán có dạng dẹp, chiều dài cơ thể từ 0.4-1 mm; lúc còn nhỏ có màu trắng nhạt và vận động rất hoạt bát. Khi vận động, trùng lộ rõ 4 thuỳ đầu của trùng trong đó có 4 đôi tuyến đầu tiết chất nhờn phá hoại tổ chức tạo điều kiện cho trùng bám lên mang cá. Phía sau cơ thể có đĩa bám, chính giữa đĩa bám có một đôi móc giữa; xung quanh đĩa bám có 7 đôi móc rìa, vì thế thường có tên gọi là sán lá đơn chủ 16 móc.
3. Phân bố và lan truyền bệnh
- Dactylogyrus ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt, lợ và nước mặn, ở nhiều lứa tuổi, nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là đối với cá hương, cá giống. Bệnh phát triển mạnh ở ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường ô nhiễm hữu cơ.
- Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc.
4. Phòng và trị bệnh
+ Trước khi thả cá xuống ao ương, nuôi, cần tẩy dọn ao, tiêu diệt trứng ấu trùng sán là 16 móc.
+ Không nên thả cá với mật độ quá dày, thường xuyên theo dõi chế độ ăn để điều chỉnh cho thích hợp.
+ Cá giống trước khi thả nuôi, dùng thuốc tím 20g/m³ tắm cho cá trong thời gian 15-30 phút hoặc dùng nước muối 2-3% tắm trong 5-10 phút, nếu nhiệt độ trên 250C thì giảm xuống 2%.
+ Dùng Formalin nồng độ 10-15ppm (10-15ml/m³) phun trực tiếp xuống ao (chú ý tăng cường oxy hoà tan cho cá) hoặc tắm nồng độ 100-150ppm (100-150ml/m³) thời gian 30-60 phút.
Tags: benh san la, benh ca, nuoi trong thuy san
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao