Tôm thẻ chân trắng Bệnh sán lá 18 móc

Bệnh sán lá 18 móc

Publish date Tuesday. June 16th, 2015

Bệnh sán lá 18 móc

Chỗ bị viêm sẽ tiết nhớt màu trắng đục và làm cho cá ngứa ngáy, khó chịu. Cá mất máu, gầy ốm, bỏ ăn thường chết do suy nhược hoặc do phụ nhiễm các vi khuẩn.

2. Tác nhân gây bệnh

- Bệnh do một số loài sán lá đơn chủ thuộc giống Gyrodactylus gây nên. Đầu sán có 2 thuỳ dùng tiết chất nhờn để phá hoại các mô của cá và hút máu. Sán bám vào cá nhờ đĩa bám nằm ở cuối cơ thể gồm có 16 móc nhỏ ngoài rìa và 2 móc lớn ở giữa.

3. Phân bố và lan truyền bệnh

- Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và xảy ra ở nhiều loài cá nước ngọt, lợ và nước mặn, ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là giai đoạn cá hương và cá giống.

4. Phòng và trị bệnh

- Trước khi thả cá xuống ao ương, nuôi, cần tẩy dọn ao, tiêu diệt trứng và ấu trùng sán lá 18 móc. Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế độ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. Dùng SG.Copper Fish 1lít/1000m³ nước, 2 tuần/lần.

- Cá giống trước khi thả tắm qua thuốc tím (KMnO4) nồng độ 15-20ppm trong 15-30 phút hoặc muối ăn (NaCl) 3% trong 5 phút.

Tags: benh an la 18 moc, dich benh thuy san, nuoi thuy san


Related news

Bệnh trùng quả dưa Bệnh trùng quả dưa Bệnh bọt khí ở động vật thuỷ sản Bệnh bọt khí ở động vật thuỷ sản