Bệnh thán thư hại chuối tiêu
Triệu chứng bệnh thán thư hại chuối
Mặt dưới phần mép của lá xuất hiện những đốm màu thâm to bằng cúc áo, ăn phá lên mặt trên rồi chuyển sang cháy khô loang rộng cùng viền vàng.
Phần cháy khô hiện lên những đường vân chạy dọc cậng hoặc thành các đường tròn đồng tâm.
Nửa ngọn cậng bị thối ướt màu nâu, nửa còn lại dầy trạt những đốm đen ở mé lưng và cũng thối dần.
Kết quả, các tầu lá bị gẫy treo khô; thân chuối thối đen.
Bệnh phát sinh ở những vườn đã trồng từ 2 năm trở lên, có lá dầy, nhiều lá và trồng dầy. Trong cùng một cây, lá ngoài cùng bị trước rồi lần lượt đến các lá trong.
Tốc độ lây lan và phá hại mạnh khiến cây chết khô; gây vết đốm trên vỏ quả ngay từ khi vừa tròn cạnh nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng thu hoạch.
Đối tượng gây hại là loại nấm thán thư, sẵn có trong đất trồng và môi trường.
Do đặc điểm cấu tạo cây chuối nên bệnh này rất khó diệt trừ.
Thời tiết có nhiều nắng nóng nhiệt cao, lượng mưa không điều hòa; giống chuối mẫn cảm nhiều, trồng dầy và tốt lốp là những điều kiện thuận lợi cho nấm thán thư phát sinh gây hại.
Cần kiểm tra kịp thời, nhận diện được triệu chứng bệnh hại.
Đồng thời phải thường xuyên thực hiện dọn vệ sinh, cắt xén các loại cỏ dại và các loại tầu lá đã già chết khô hoặc do bệnh hại, thu gom và đốt tiêu hủy nơi xa vườn.
Chuối lùn cao cây và nhiều lá, tốt nhất nên chuyển sang trồng chuối tiêu hồng hoặc để mỗi bụi 1 cây mẹ và 1 - 2 cây con là hợp lý.
Khi có tới 3% số cây mắc bệnh, cần phải tạm dừng việc bón thúc.
Dùng ngay 1 trong 2 loại thuốc Score250EC, Carbenzim500FL và chất bám dính HPC, phun luân phiên theo chu kỳ 2 ngày 1 lần. Ở lượng, 1 cốc Score250EC loại 10ml hoặc 30ml Carbenzim500FL pha chung với 20ml chất bám dính HPC trong 16 lít nước, phun đẫm đều cho 4 - 5 thước vườn.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao