Bệnh Thán Thư Hại Xoài
Bệnh thán thư là bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên xoài nhất là trên các vườn ít được chăm sóc. Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm gây hại chính trên những phần non của cây như chồi, lá, cành non, bông và trái.
Trên lá bệnh làm lá nhăn, vặn xoắn, khô, rách rồi rụng. Trên cành non gây chết đọt. Trên bông làm bông khô, rụng, tuy nhiên thiệt hại quan trọng nhất là trên trái xuất hiện các đốm tròn, đen, lõm, nếu mưa nhiều, bào tử tập trung ở chóp trái làm chóp bị thối hoặc có sọc đen từ chóp đến cuống làm mất giá trị thương phẩm.
Bệnh thán thư lây lan nhanh khi trời nóng, ẩm nhất là sau khi mưa hoặc trời lạnh, sáng có nhiều sương. Các bộ phận bị bệnh rơi xuống đất là nguồn lây nhiễm khi gặp điều kiện thích hợp.
Để phòng trị bệnh thán thư cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:
- Vệ sinh vườn: Thu gom và đốt trái, lá, cành khô trong vườn.
- Tỉa cành cho thông thoáng để ánh nắng thâm nhập vào bên trong tán cây.
- Tránh xử lý ra hoa vào mùa mưa vì bệnh thường xảy ra trong điều kiện ẩm độ cao.
- Bao trái: Khoảng 45 - 50 ngày sau khi xử lý ra hoa hay khi trái to cỡ qủa trứng. Bao trái ngoài ngừa bệnh thán thư còn phòng các côn trùng gây hại khác.
Xử lý thuốc hóa học bằng thuốc đặc trị như Carbenzim 500FL, Thio M 70WP, 500FL. Chú ý phun sớm trước khi cây trổ bông 2 - 3 tuần, nếu cần định kỳ 5 - 7 ngày phun 1 lần đến trước khi thu hoạch. Có thể pha thêm chất bám dính và chất loang trãi để tăng hiệu quả trừ bệnh của thuốc.
Để ngừa bệnh thán thư và giúp trái sạch, đẹp, sau khi thu hoạch có thể nhúng trái vào nước nóng 51 - 53 độ C trong 10 phút, sau đó lau khô và bao trái bằng giấy sạch rồi tồn trữ trong hộp, sọt.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao