Bệnh Thán Thư Ở Hành Tây
Bệnh thán thư hành tây là một bệnh hại nguy hiểm, gây hại nghiêm trọng lá, thân và củ non làm giảm năng suất 20-45%.
Triệu chứng bệnh
Trên lá, vết bệnh ban đầu có hình bầu dục, kích thước trung bình 4-5 x 3-3mm, có màu xám trắng, xung quanh có viền màu vàng nhạt. Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở phần giữa lá, rất (ít gặp ở ngọn lá. Sau đó vết bệnh loang rộng kéo dài dọc theo chiều dài của lá). Trên nền trắng xám xuất hiện nhiều chấm đen xếp thành những vòng đồng tâm. Vết bệnh thường xuất hiện nhiều trên lá và thân, thường dẫn đến lá bị khô xác, gục xuống, củ rễ bị thối, nhỏ hơn bình thường.
Bệnh thán thư hành tây do nấm Colletotrichum cirimans Vogt gây ra. Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở vụ hành sớm hoặc chính vụ. Những năm có mùa đông ấm hơn, nhiệt độ 25-28 độ C và trên những chân ruộng bón quá nhiều phân đạm urê không cân đối với phân lân và kali.
Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 20 độ C và củ sắp thu hoạch thì hầu như bệnh không phát triển.
Nấm thán thư cũng tồn tại ở củ hành trên giàn bảo quản nhưng do nhiệt độ cao trong mùa hè và củ đã bị khô nên bệnh không đủ điều kiện phát triển và lây lan.
Phòng trừ tổng hợp
Áp dụng quy trình sản xuất cây hành tây chú ý các khâu chọn các con giống khoẻ, trồng đúng mật độ 25-10cm cho vụ sớm.
Chọn giống chống bệnh để trồng trong vụ sớm.
Bón 20-25kg vôi bột/sào nếu độ pH
Khi bệnh mới phát sinh trên đồng ruộng cần ngừng ngay việc bón thêm đạm urê, không tưới nước, không tưới nước phân. Nên dùng vỏ trấu xay, rắc trên mặt luống với lượng 5- 10kg/sào, tỉa bỏ đem tiêu huỷ những lá bị bệnh, lá gốc, lá già và phun thuốc Bavistin 50FL; Benlate 50WP; TopSin M 70 WP; Score 250ND... kịp thời khi bệnh mới xuất hiện.
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao