Tôm thẻ chân trắng Bệnh thối mang

Bệnh thối mang

Publish date Wednesday. June 17th, 2015

Bệnh thối mang

- Da cá chuyển dần sang mầu đen, mang rách nát, thối rữa và dính đầy bùn. Bề mặt xương nắp mang xuất huyết, ăn mòn có hình dạng không bình thường. Các tơ mang thối nát, có dính bùn.

- Bệnh thối mang thường kết hợp bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas spp di động và Pseudomonas spp..

2. Tác nhân gây bệnh

- Bệnh gây ra do vi khuẩn dạng sợi Myxococcus piscicola. Bệnh thối mang hay còn gọi là bệnh mang đóng bùn. Loại vi khuẩn này có men Protease để phân giải tế bào, do đó các mô tế bào nhanh chóng thối rữa.

3. Phân bố và lan truyền bệnh

- Bệnh thường gặp ở nhiều loài cá nước ngọt: cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép, mè hoa.

- Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè, mùa thu, thích hợp ở nhiệt độ nước 25-35 độC. Bệnh hay xảy ra ở cá nuôi lồng, bè mật độ cao, nước lưu thông kém, ở cá nuôi ao có nhiều mùn bã hữu cơ.

4. Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh:

Cần làm tốt khâu tẩy dọn ao trước vụ nuôi, quản lý tốt môi trường để chống ô nhiễm hữu cơ thông qua việc quản lý thức ăn, phân hữu cơ cho xuống ao. Có thể treo các túi thuốc sát trùng ở các góc bè, đầu dòng chảy để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trước mùa dịch bệnh hoặc khi thời tiết chuyển giao mùa nên trộn vitamin C 30mg/1 kg trọng lượng cá/ngày.

- Trị bệnh:

Kết hợp giữa trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá trong 5-7 ngày để diệt mầm bệnh bên trong và phun Chlorin xuống ao với nồng độ 1ppm để diệt mầm bệnh ngoài môi trường nuôi.

+ Dùng Oxytetracycine 20-40mg/kg cá/ngày.

+ Dùng Rifamycin 20-30mg/kg cá/ngày.

+ Dùng Erythromycine 4g/100kg cá/ngày.

Chú ý từ ngày thứ hai trở đi liều dùng giảm 1/2 so với liều dùng của ngày đầu.

Tags: benh thoi mang, nuoi ca, nuoi trong thuy san


Related news

Hội chứng lở loét ở cá Hội chứng lở loét ở cá Bệnh xuất huyết ở cá rô phi Bệnh xuất huyết ở cá rô phi