Tôm thẻ chân trắng Bệnh trên tôm - Bệnh thiếu chất dinh dưỡng và chậm phát triển

Bệnh trên tôm - Bệnh thiếu chất dinh dưỡng và chậm phát triển

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Thursday. June 13th, 2019

Bệnh trên tôm - Bệnh thiếu chất dinh dưỡng và chậm phát triển

Năng suất tôm tỷ lệ thuận với số lượng và chất lượng thức ăn mà chúng tiêu thụ. Chất lượng này dựa trên tất cả các chất dinh dưỡng và chất dinh dưỡng vi lượng được cung cấp đầy đủ trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Tôm cần sáu chất dinh dưỡng và khoảng 30 nguyên tố vi lượng. Chất dinh dưỡng vi lượng là các axit amin riêng biệt, vitamin, khoáng chất và axit béo. Mỗi chất dinh dưỡng đều rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Trong mỗi vụ tôm, đối với tôm ngắn hạn, bất kể sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nào cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Ở mọi giai đoạn, mỗi một chất dinh dưỡng hoặc nguyên tố vi lượng cần phải được cung cấp kịp thời. Đối với tôm dài hạn sẽ có thời gian để bổ sung lại các chất dinh dưỡng có thể bị thiếu hụt  trong suốt quá trình tăng trưởng. Thông thường các nhà sản xuất thức ăn thương mại chỉ quan tâm làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất mà không quan tâm đến việc đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng có trong thức ăn. Do đó, một ao nuôi tôm thương phẩm trong điều kiện thả nuôi dưới mật độ cao và dày đặc thì khả năng xảy ra thiếu hụt dinh dưỡng là rất cao.

Tôm được cho ăn không tốt sẽ mất đi vẻ ngoài đầy đặn và khỏe mạnh. Vỏ trở nên mỏng và mềm. Lột xác chậm và kéo theo toàn bộ quá trình tăng trưởng và phát triển bị chậm lại. Bên cạnh đó xuất hiện một số triệu chứng của bệnh thiếu chất dinh dưỡng.

Thiếu protein có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cơ và thịt. Protein cần thiết cho tôm được tạo thành từ mười axit amin mà tôm không thể tự tổng hợp được, do đó chúng phải được cung cấp qua thức ăn. Tôm yêu cầu tỷ lệ rất cao (35-45%) protein trong hồ nuôi. Tôm cần phospholipid giàu posphotidyl choline và phosphotidyl inositol để tăng trưởng bình thường, lột xác, tiến hóa và trưởng thành. Do đó, sự sinh sản, khả năng nở trứng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm cũng bị ảnh hưởng.

Bệnh vỏ mềm thường thấy ở tôm non và tôm trưởng thành. Tôm bị nhiễm bệnh sẽ có vỏ mềm, mỏng và có màu hơi xanh. Chúng có xu hướng ăn thịt đồng loại. Các chất dinh dưỡng vi lượng liên quan trực tiếp đến bệnh này là canxi, kali và phốt pho. Khoảng 20% năng lượng hấp thụ được sử dụng cho sự hình thành vỏ. Do đó, tôm đòi hỏi thức ăn chứa năng lượng rất cao và nếu năng lượng cung cấp không đủ thì tôm sẽ bị mềm vỏ.

Vitamin A cần thiết cho sức khỏe và sự khỏe mạnh của các biểu mô liên kết bên trong và bên ngoài. Vitamin B có một số dạng và tất cả chúng đều đóng vai trò chính trong một hoặc nhiều hoạt động trao đổi chất khác. Vitamin C thì cần thiết cho sự hình thành polyme sinh học chitin. Nó cũng gây giảm lượng thức ăn hấp thu, chuyển hóa thức ăn kém và tỷ lệ tử vong sau khi lột xác cao. Vitamin D tham gia vào quá trình chuyển hóa canxi và Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa trong thức ăn đồng thời đóng vai trò chính trong chu kỳ sinh sản.


Bệnh trên tôm - Loạn dưỡng cơ (teo cơ) & gan tụy (Hội chứng vỏ lỏng) Bệnh trên tôm - Loạn dưỡng cơ (teo… Bệnh trên tôm - Đen mang tôm (bệnh cái chết đen) Bệnh trên tôm - Đen mang tôm (bệnh…