Nuôi lợn (Heo) Bệnh viêm phổi - màng phổi ở heo

Bệnh viêm phổi - màng phổi ở heo

Author NCN, publish date Monday. December 28th, 2015

Bệnh viêm phổi - màng phổi ở heo

a) Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do một loài vi khuẩn có tên là Actinobacillus pleuropneumoniaegây ra, trước đây gọi là Haemophilus pleuropneumoniae.

Loài vi khuẩn này có ít nhất 12 týp, có độc lực và khả năng gây bệnh khác nhau.

Thời gian nung bệnh thường rất ngắn, khoảng 12 giờ đến 3 ngày.

Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi bị nhiễm trùng kế phát.

Tỷ lệ chết của lợn bệnh có khi lên tới 30% tổng đàn.

Đặc điểm gây bệnh là khi vi khuẩn ký sinh trong phổi, nó sẽ sản sinh ra độc tố gây tổn thương mô phổi, làm cho phổi bị hoại tử, viêm dính với xoang ngực và dịch viêm sẽ nhanh chóng tích đầy trong xoang ngực, làm cho lợn khó thở và thở thể bụng.

Vi khuẩn thường có mặt trong các hạch lâm ba và trong đường hô hấp.

Mầm bệnh có thể tồn tại trong dịch tiết đường hô hấp, trong máu trong thời gian 5 ngày, trong nước khoảng 20 ngày.

Đặc biệt, vi khuẩn có thể tồn tại trong các hạch lâm ba và trong phổi trong thời gian 4 tháng, tuy nhiên, vi khuẩn rất dể bị tiêu diệt khi bị sấy khô.

b) Triệu chứng lâm sàng

i) Thể cấp tính

Thể này thường xảy ra ở các đàn lợn từ cai sữa đến giết thịt, tuy nhiên, bệnh thường phát ra ở đàn lợn từ 8 đến 16 tuần tuổi.

Lợn bệnh thường chết đột ngột với triệu chứng điển hình là có máu tươi và bọt trào ra ở mũi và miệng.

Khi chết lợn thường bị tím tái rất dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng.

Nếu không chết, lợn bệnh thường sốt cao, mệt mỏi, bỏ ăn; triệu chứng ho thường rất ít (1- 3 tiếng/lần) mà thường là thở khó.

Sau một thời gian, lợn bệnh chết là do sự kết hợp của suy tim và các độc tố sinh ra.

ii) Thể ác cấp tính

Đặc trưng của thể bệnh này là lợn bị viêm phổi và thở thể bụng thay vì thở ngực, và con vật thường tỏ ra rất đau đớn.

Triệu chứng này thường để phân biệt với bệnh viêm phổi do actinobacillus gây ra.

Lợn bệnh thường không sốt hoặc sốt nhẹ không thường xuyên, da nhợt nhạt, ít ho (ho khan), lợn mắc bệnh lâu ngày trở nên gầy yếu, xương sườn lộ rõ, khả năng tăng trọng bị giảm sút.

Lợn bệnh có thể mang mầm bệnh trong một thời gian dài, do vậy đây là nguy cơ đối với những đàn lợn khác.

iii) Bệnh tích

Đối với lợn bệnh cấp tính: máu chảy ra ở mũi và đọng trên đường hô hấp, phổi xuất huyết và có các vùng màu đen trên màng phổi, không phân biệt giữa các mô phổi.

Còn đối với bệnh mạn tính: màng phổi dính chặt vào sườn, phổi có màu đen và một số trường hợp phổi cỏ ổ áp se hoặc ổ mủ.

c) Điều trị bệnh

Điều quan trọng và hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc vào việc phát hiện sớm các biểu hiện lâm sàng và điều trị từng cá thể bằng cách tiêm thuốc kháng sinh.

(Do lợn bệnh thường mệt mỏi chán ăn nên việc cho lợn ăn hoặc uống thuốc qua đường tiêu hóa là không hiệu quả.

Chúng ta có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau:

- Amoxycillin

- Ampicillin

- Enrofloxacin

- Tiamulin.

- Penicillin

- Penicillin/streptomycin

d) Quản lý và phòng bệnh

Để phòng bệnh này, chúng ta cần áp dụng tốt các biện pháp sau đây:

- Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn bằng cách mua lợn ở những cơ sở giống an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc lý lịch rõ ràng, nuôi cách ly trước khi nhập đàn.

- Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo cách ly với các khu vực khác, phải có hàng rào ngăn không cho súc vật, các loài gặm nhấm và hạn chế côn trùng ra vào trang trại.

Đầu chuồng, đầu trại phải hố sát trùng, tiêu độc.

- Toàn bộ công nhân chăn nuôi, nhân viên kỹ thuật, khách tham quan, phương tiện vận chuyển ra vào trang trại phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng và mặc bảo hộ lao động… khi ra, vào trang trại.

- Tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa các đàn lợn ốm và đàn lợn khỏe mạnh.

- Định kỳ kiểm tra vi khuẩn, xét nghiệm vi khuẩn.

- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc sát trùng.

Phân, nước tiểu, chất thải trong chăn nuôi phải được thu gom xử lý bằng các phương pháp thích hợp.

Kiểm soát tốt các nguồn nguyên vật liệu khi đưa vào trang trại…

- Thực hiện biện pháp chăn nuôi cùng vào – cùng ra… Chăn nuôi với mật độ hợp lý.

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn lợn nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn, tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển.

- Định kỳ tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn.

 


Bệnh lợn chửa, đẻ quá ngày Bệnh lợn chửa, đẻ quá ngày Bệnh giun tròn trên heo Bệnh giun tròn trên heo