Tin thủy sản Bí quyết phòng bệnh mềm vỏ co thân trên tôm thẻ nuôi ở độ mặn thấp

Bí quyết phòng bệnh mềm vỏ co thân trên tôm thẻ nuôi ở độ mặn thấp

Author Đặng Hồng Đức - Bio-Pharmachemie, publish date Thursday. March 17th, 2022

Bí quyết phòng bệnh mềm vỏ co thân trên tôm thẻ nuôi ở độ mặn thấp

Hiện nay, do lợi nhuận mang lại rất cao từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), nên diện tích nuôi TTCT ngày một mở rộng, mật độ nuôi, trình độ nuôi cũng nâng cao.

Trước đây việc nuôi tôm TTCT chỉ ở ven biển, nơi có độ mặn cao thì nay việc nuôi tôm TTCT lấn sâu trong nội đồng, có nơi độ mặn chỉ vài 3‰, hoặc ở khu vực miền Tây Nam bộ nuôi tôm quanh năm, vào thời kỳ nước ngọt hóa (nghịch vụ) bà con vẫn thả tôm…

Việc nuôi tôm ở môi trường độ mặn thấp chi phí nuôi cao, chăm sóc tôm có khó khăn, TTCT nuôi thường hao hụt sản lượng cũng như tôm hay bị bệnh mềm vỏ co thân, sản lượng thấp…

Tìm hiểu nguyên nhân

Khi phân tích về chất lượng nước:

Ở môi trường ngọt hóa hoặc nước có độ mặn thấp thì phần lớn chỉ tiêu độ kiềm trong nước thường thấp dưới 100 mg CaCO3/lít, thậm chí có nơi nước ngọt hoàn toàn độ kiềm < 80 mg CaCO3/lít

Nước ở vùng độ mặn thấp thì chỉ số khoáng chất Mgie (Mg) thấp hơn Canxi (Ca), không thích hợp cho TTCT trong việc hấp thu đủ khoáng để tạo vỏ, lột vỏ.

Các chỉ số khoáng chất có trong môi trường như Ca, Mg, K, Na… khá quan trọng trong việc giúp TTCT tăng trưởng phát triển cân đối, cũng như trong việc tạo vỏ, lột vỏ… Nếu các chỉ số môi trường hoặc khoáng chất không đạt ngưỡng thích hợp thì sẻ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở tôm, tôm chậm lớn, khó tạo vỏ, lột vỏ, sức khỏe và chất lượng tôm nuôi bị ảnh hưởng.

Chỉ tiêu môi trường quan trọng

Để TTCT tăng trưởng, phát triển, tạo vỏ, lột vỏ… người nuôi cần quan tâm đến một số chỉ tiêu môi trường quan trọng như: độ kiềm của nước, tỷ lệ khoáng chất trong nước nuôi tôm…

– Độ kiềm của nước: Là chỉ số chỉ khả năng trung hòa axit của nước, thể hiện tổng số các loại ion có tính bazơ như bicarbonat hoặc hydroxit. Đối với TTCT tăng trưởng phát triển bình thường độ kiềm phải đạt từ 100 – 180 mg CaCO3/lít, tốt nhất là 120 – 160 mg CaCO3/lít. Kiềm cao và duy trì ổn định 100 – 180 mg CaCO3/lít như trên sẽ giúp hệ đệm trong ao ổn định, kéo theo độ pH nước sẽ ổn định (pH sáng và chiều ít giao động)… giúp tôm tăng trưởng tốt, không bị stress.

– Tỷ lệ khoáng chất trong nước nuôi tôm: Tỷ lệ Ca:Mg là 1:2 hoặc 1:3, tức lượng Magie phải cao hơn Canxi sẽ thích hợp cho tôm tạo vỏ, lột vỏ hoàn chỉnh, tôm không bị co thân do thiếu khoáng chất…

Do vậy, trong mô hình nuôi TTCT ở môi trường độ mặn thấp cần chú trọng khẩu phần dinh dưỡng cho tôm ăn phải đầy đủ dưỡng chất vitamin, acid min, khoáng chất thiết yếu… Ngoài ra, người nuôi cần lưu ý bổ sung thêm khoáng như Canxi, Magie, Kali, Natri vào môi trường nước ao nuôi, để cân bằng áp suất thẩm thấu, giúp tôm hấp thu được khoáng chất thông qua mang và cơ thể, tôm sẽ phát triển cân đối, tạo vỏ chắc bóng loáng, tôm không bị co thân…

Kiểm soát độ kiềm và khoáng chất trong môi trướng nước

Chuẩn bị ao nuôi:

Đối với farm tôm nuôi ở vùng độ mặn thấp thì ngoài diệt khuẩn cần chú ý bổ sung BIO ALKALINE để nâng độ kiềm trong nước, liều 40 – 100 kg/1.000 m3 nước, giúp nguồn nước duy trì độ kiềm > 100 mg CaCO3/lít.

Bổ sung thêm khoáng chất BIO PREMIX for shrimp New liều 20 – 40 kg/1.000 m3 nước. Giúp cân bằng khoáng chất trong môi trường nước, giúp tỷ lệ Ca:Mg trở về ngưỡng (tỷ lệ Ca:Mg là 1:2 hoặc 1:3) thích hợp cho tôm sinh sống phát triển, trao đổi chất, đặc biệt tôm hấp thu đủ khoáng để tạo vỏ, lột vỏ.

Trong quá trình nuôi:

Sau khi chuẩn bị ao hồ và tôm giống đã được thuần hóa ở độ mặn thấp thì có thể tiến hành thả tôm để nuôi.

Lưu ý, khâu chăm sóc cho tôm ăn khi nuôi tôm ở độ mặn thấp: ngoài việc cho tôm ăn đầy đủ nên trộn thêm BIO CALPHOS for shrimp liều 5 ml/kg thức ăn, cho tôm ăn mỗi ngày, nhằm cung cấp khoáng chất thiết yếu cho tôm.

Bên cạnh cần kiểm soát yếu tố môi trường nước: Vì là nuôi tôm công nghiệp, mật độ cao nên cần thay nước và cấp bổ sung mỗi ngày. Hơn nữa tôm ở giai đoạn còn nhỏ (tháng đầu tiên) tôm lột xác mỗi ngày. Do vậy, khi cấp nước cần tạt thêm khoáng chất BIO PREMIX for shrimp new bổ sung vào nước ao tôm liều 5 – 10 kg/1.000 m3 nước/lần/ngày. Tôm sau 1 tháng tuổi: 2 – 3 ngày tạt khoáng 1 lần, bổ sung khoáng chất bị thiếu hụt trong môi trường nước nuôi tôm.

Khâu quản lý nước đạt chuẩn cho việc nuôi TTCT ở vùng có độ mặn thấp cực kỳ cần thiết, nhất là nuôi công nghiệp công nghệ cao, nước sẵn sàng phải đảm bảo chất lượng, khoáng chất cần thiết sẽ giúp cho tôm tăng trưởng, phát triển cân đối, gia tăng tỷ lệ sống, không bị sốc, không co thân, mềm vỏ… sẽ giúp gia tăng năng suất, tôm nuôi đạt chất lượng cao.

Cố vấn kỹ thuật thủy sản Công ty Liên doanh Bio pharmachemie


Tái chế vỏ tôm dùng làm màng composite Tái chế vỏ tôm dùng làm màng composite Nuôi cá chẽm theo công nghệ Na Uy Nuôi cá chẽm theo công nghệ Na Uy