Bí quyết trồng Chôm Chôm bội thu
1. Áp dụng kỹ thuật mới
Từ lâu, Bảo Hòa đã nổi tiếng là vùng đất trồng chôm chôm cho trái ngon và năng suất cao, song năm nay thời tiết thất thường nên hầu hết các nhà vườn bị thất thu.
Riêng ông Nam vì thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết nên biết sẽ có nhiều đợt mưa trái mùa vào tháng 3, 4 và đã chủ động tìm hiểu áp dụng kỹ thuật mới trong xử lý cây chôm chôm ra hoa sớm để tránh mưa.
Ông đã làm cho vườn cây ra hoa, ra trái sớm hơn một tháng so với chính vụ.
Do vậy, khi cây trổ bông đã tránh được những cơn mưa trái mùa, trái trổ sai, bán giá cao gấp 2 – 3 lần chính vụ.
Ông Nam hào hứng kể: “Năm 2008, thời tiết có mưa sớm khiến 1 hécta chôm chôm Thái, nhãn của tôi cho năng suất rất thấp.
Để không lặp lại tình trạng mùa trước, ngay sau khi thu hoạch, tôi đã tìm đến nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật ép cây chôm chôm ra hoa sớm nhằm tránh mưa trái mùa.
Phương pháp này đã giúp tôi có một vụ chôm chôm bội thu, dù cây mới được 7 – 8 năm nhưng năng suất đạt hơn 11 tấn/hécta.
Do có trái sớm, thương lái đến tận vườn đặt mua với giá 12 – 22 ngàn đồng/kg, trừ chi phí, tôi vẫn còn lời trên 70 triệu đồng/hécta”.
Ông Nguyễn Văn Đến, Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết: “Bảo Hòa có gần 1 ngàn hécta chôm chôm, những năm trước thời tiết thuận lợi, chôm chôm Thái, nhãn đạt trên 10 tấn/hécta, còn chôm thường 16 – 18 tấn/hécta.
Sang năm 2009, đúng lúc cây ra hoa đồng loạt thì gặp mưa nên năng suất giảm xuống còn một nửa khiến các nhà vườn chỉ huề vốn hoặc lỗ.
Vì vậy, Hội chọn vườn của ông Nam làm mô hình điểm để giới thiệu cho nông dân trong xã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm áp dụng cho những vụ chôm chôm tới”.
2. Để không lệ thuộc vào thời tiết
Gần 2 năm nay, thời tiết ở Nam bộ có nhiều thay đổi, vào mùa khô thường xuyên xảy ra những cơn mưa trái mùa làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của các loại cây trồng.
Cụ thể vụ chôm chôm, sầu riêng, xoài… năm 2008 và 2009 năng suất đã giảm từ 30 – 60% so với những năm trước.
Thạc sĩ Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Trung tâm khuyến nông Đồng Nai, cho hay: “Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết gần 2 năm rất bất thường.
Để giảm rủi ro, ít lệ thuộc vào thời tiết, nông dân chỉ còn cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
Đối với cây ăn trái, bà con nên áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm, bón phân qua đường ống giảm công lao động, chi phí đầu vào trong khi cây phát triển tốt, ít sâu bệnh.
Đồng thời, dễ dàng xử lý cây ra hoa cho trái sớm hoặc nghịch vụ tránh được những đợt mưa lớn trái mùa”.
Từ kinh nghiệm của ông Nam, muốn ép cây chôm chôm ra hoa sớm không mấy khó khăn, song cũng đòi hỏi nhà vườn phải tuân thủ chặt chẽ một số yêu cầu như: sau khi thu hoạch trái phải cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, sát đất tạo thông thoáng cho vườn, bón nhiều phân chuồng ủ hoại cho cây; đồng thời cân đối đủ lượng phân ure, kali và lân để cây đủ dinh dưỡng nuôi đọt non.
Khi cây ra 3 đợt đọt non dùng màng phủ và siết nước để cây ra hoa.
Trong thời kỳ cây ra hoa, trái non phải thường xuyên bổ sung phân NPK, kali để nuôi trái.
Ngoài ra, cần phun thêm thuốc phòng bệnh Anvil, Tilt Super… để bảo vệ hoa và trái.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao