Biện pháp canh tác tổng hợp lúa mùa bằng phân NPK Văn Điển
Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là lựa chọn ưu việt của người nông dân thông thái trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng.
Thời tiết vụ mùa thường diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến cây lúa như mưa, giông lốc, áp thấp, bão… nhiệt độ cao, giờ nắng nhiều đã tác động đến sinh trưởng phát triển của cây lúa, các công trình nghiên cứu và tổng kết thực tiễn cho thấy để giành vụ mùa thắng lợi cần thực hiện đầy đủ ba biện pháp tổng hợp trong canh tác lúa sau đây:
Biện pháp giống: Tùy theo tình hình thực tiễn của các vùng sinh thái để xác định cơ cấu giống lúa cho phù hợp, vụ mùa thường có hai nhóm giống lúa chính: Nhóm cảm ôn có thời gian sinh trưởng ngắn từ 95 - 110 ngày, chiếm tỷ lệ đa số trong cơ cấu, nhóm cảm quang chu kỳ thường có thời gian sinh trưởng trung ngày đến dài ngày 130 - 145 ngày điển hình hiện nay là giống lúa bao thai gieo cấy ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Thái Nguyên… Phải đảm bảo cấy giống xác nhận hoặc nguyên chùng.
Biện pháp phân bón: Lựa chọn được phân bón tốt, sử dụng khoa học sẽ giúp cho cây lúa khỏe mạnh, có sức đề kháng cao chống lại các điều kiện bất thuận của thời tiết và sâu bệnh gây hại vụ mùa. Trong sản xuất, phân bón rất đa dạng, nhiều chủng loại, kết luận từ thực tiễn được tổng kết nhiều vụ mùa ở các địa phương bà con nông dân đều khẳng định nhóm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK của công ty phân lân nung chảy Văn Điển hiệu quả vượt trội nhất.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển vượt trội về dinh dưỡng và hiệu quả
Cây lúa vụ mùa cũng như vụ xuân đều cần các yếu tố dinh dưỡng : N – P – K (yếu tố đa lượng); vôi (CaO) ; magie (MgO) ; silic (SiO2) ; lưu huỳnh (S), yếu tố trung lượng, Bo (B), kẽm (Zn), Mangan (Mn) ; Đồng (Cu) ; Sắt (Fe)... (Yếu tố vi lượng). Tuy nhiên, trong đất trồng lúa hiện nay rất nghèo đặc biệt nghèo silic, vôi, magie, và vi lượng mà rất ít được bổ sung cho đất.
Cây lúa vụ mùa do phải chống chọi với điều kiện thời tiết bất lợi nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn vụ xuân như chất silic: Cây lúa cần silic để cấu tạo lớp cutin dày chắc ở bẹ, phiến lá làm cho thân cứng chống đổ ngã. Khi gặp giông lốc hoặc chống lại sức xâm nhiễm của sâu bệnh gây hại như rầy nâu, bạc lá...
Khi sử dụng các loại phân bón NPK thông thường hoàn toàn thiếu silic, lúa mềm cây dễ đổ non, nhiều sâu bệnh. Khi sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển bên cạnh cân đối N-P-K còn chứa tỷ lệ silic cao từ 6 – 15% đáp ứng thỏa mãn cho cây lúa. Cây cứng, chống đổ ngã, chống sâu bệnh tốt, lúa khỏe khắc phục bất lợi thời tiết.
Ngoài ra, phân bón NPK Văn Điển còn vượt trội về các thành phần dinh dưỡng là: vôi (CaO), magie (MgO), có tỷ lệ từ 4 – 9% dinh dưỡng, vôi, magie, tăng cường khử chua, khử độc trong đất, tăng diệp lục lá, tổng hợp tốt dinh dưỡng để tạo năng suất cao, gạo ngon.
Điểm khác biệt nữa mà các loại phân bón thông thường có rất ít hoặc không có đó là: Vi lượng nhưng phân đa yếu tố NPK Văn Điển đầy đủ: 6 loại vi lượng có trong đất cả các dòng sản phẩm: Bo, kẽm, magan, sắt, đồng, coban, giúp cho các giống lúa thơm, giống lúa cảm quang, trổ bông xung quanh tiết hàn lộ cho gạo dẻo, thơm, các giống lúa cảm ôn, ít bạc bụng, cho năng suất cao.
Các sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển được nông dân thông thái lựa chọn chăm sóc lúa mùa
+ Phân bón lót lúa:
- ĐYT NPK 5.10.3: có thành phần dinh dưỡng đầy đủ: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; Vôi = 15%; silic = 14%; magie = 9%; lưu huỳnh = 2% và 6 vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co…
- ĐYT NPK 10.7.3: có thành phần dinh dưỡng đầy đủ: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; Vôi = 9%; silic = 6%; magie = 6%; lưu huỳnh = 2% và 6 vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co…
- ĐYT NPK 8.8.4 (ĐYT lúa 1): có thành phần dinh dưỡng đầy đủ: N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; Vôi = 9%; silic = 6%; magie = 6%; lưu huỳnh = 2% và 6 vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co…
- ĐYT NPK 9.7.4: có thành phần dinh dưỡng đầy đủ: N = 9%; P2O5 = 7%; K2O = 4%; Vôi = 9%; silic = 6%; magie = 6%; lưu huỳnh = 2% và 6 vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co…
+ Phân bón thúc lúa:
- ĐYT NPK 13.3.10 (ĐYT lúa 2): có thành phần dinh dưỡng đầy đủ: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; Vôi = 5%; silic = 4%; magie = 4%; lưu huỳnh = 11% và 6 vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co…
- ĐYT NPK 13.3.13: có thành phần dinh dưỡng đầy đủ: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 13%; Vôi = 5%; silic = 4%; magie = 4%; lưu huỳnh = 11% và 6 vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co…
- ĐYT NPK 12.5.10: có thành phần dinh dưỡng đầy đủ: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; Vôi = 5%; silic = 6%; magie = 2%; lưu huỳnh = 11% và 6 vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co…
- ĐYT NPK 16.5.17: có thành phần dinh dưỡng đầy đủ: N = 16%; P2O5 = 5%; K2O = 17%; Vôi = 9%; silic = 6%; magie = 6%; lưu huỳnh = 2 % và 6 vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co…
Quan sát 4 dòng sản phẩm NPK phân lót và 4 dòng sản phẩm phân NPK phân thúc Văn Điển cho thấy sự vượt trội khác biệt so với các loại phân NPK khác là: Cân đối Đạm (N); Lân (P2O5), Kali (K2O) theo nhu cầu của cây lúa từng giai đoạn sinh trưởng đồng thời khác biệt có tỷ lệ vôi (CaO), silic (SiO2), magie (MgO), rất cao điều này đã lý giải bón phan đa yếu tố NPK Văn Điển cây lúa khỏe, cứng cây, dày lá, đẻ sớm, nhánh hữu hiệu cao, đòng to, trổ đều, ít sâu bệnh cho năng suất chất lượng lúa tạo tốt.
Bằng sự hiệu quả vượt trội, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã lan tỏa trên mọi miền sản xuất lúa đặc biệt vụ mùa từ Bắc Trung bộ trở ra đến miền núi phía Bắc. Do đặc thù thổ nhưỡng, giống lúa, tiểu khí hậu, mà bà con nông dân đã chọn bộ sản phẩm phù hợp nhất.
Các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ… thường sử dụng công thức khép kín, bón lót trước cấy hoặc gieo sự bằng phân ĐYT NPK 5.10.3, mức bón 12 – 15 kg/ sào (360m2), bón thúc bằng phân ĐYT NPK 13.3.10 (đa yếu tố lúa 2) hoặc dùng ĐYT NPK 12.5.10, lượng bón từ 10 – 12 kg/sào. Một số địa phương còn dùng ĐYT NPK 10.7.3 bón lót, lượng bón 8 – 10kg/sào.
Các địa phương khác như Hòa Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên bà con nông dân ưa chuộng phân bón lót ĐYT NPK 10.7.3 và ĐYT NPK 8.8.4 (đa yếu tố lúa 1), lượng bón từ 10 – 12 kg/ sào, phân thúc sử dụng ĐYT NPK 13.3.10 lượng bón 10 – 12 kg/ sào, hoặc dùng phân thúc 16.5.17 lượng bón từ 7 – 9 kg/sào.
Bà con nông dân Nam Định, Hà Nội quen dùng công thức bón: Phân lót ĐYT NPK 8.8.4 hoặc ĐYT NPK 9.7.4, lượng bón từ 10 – 12 kg/sào, phân thúc phổ biến dùng ĐYT NPK 13.3.13 hoặc 13.3.10 (đa yếu tố lúa 2), lượng bón từ 8 – 12 kg/ sào Tùy theo giống lúa và chất đất.
Còn bà con nông dân Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, tin dùng công thức bón lót ĐYT NPK 5.10.3 lượng bón 20 – 25 kg/sào (500m2) hoặc ĐYT NPK 10.7.3, mức bón 15 – 18 kg/ sào (500m2), phân thúc sử dụng ĐYT NPK 16.5.17 lượng bón 15 – 18 kg/ sào (500m2) hoặc dùng ĐYT NPK 12.5.10, lượng bón 20 – 25 kg/sào.
Với kỹ thuật bón lót sau vùi phân vào đất cho cây ăn sau (thời kỳ làm đòng), bón thúc sớm cho cây đẻ nhánh phát triển thân lá, bón tập trung, duy trì mức nước từ 3 – 5cm mặt ruộng, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ 13 loại dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của cây lúa, mà trong đất thiếu, các loại phân khác cũng không đầy đủ.
Bởi vậy, canh tác lúa vụ mùa sử dụng phân bón Văn Điển khắc phục được những bất lợi của thời tiết, lúa khỏe mạnh, cứng cây, dày lá, hạn chế tối đa sâu bệnh gây hại, giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, năng suất lúa cao, chất lượng gạo cải thiện, các vùng trồng lúa đặc sản bao thai, nếp thơm thì phân bón Văn Điển càng thể hiện rõ qua độ dẻo, độ thơm, độ mềm khi chế biến, được giá dễ tiêu thụ trên thị trường trong và người nước.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao